5 vấn đề cơ xương khớp thường gặp ở nhân viên văn phòng

Đăng bởi Thanh Hoa

28/11/2024 15:24

Nhân viên văn phòng thường làm việc trong môi trường khép kín với thời gian ngồi lâu, ít vận động cùng áp lực công việc cao dễ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Hậu quả gây ra là ảnh hưởng đến hệ thần kinh và chức năng của cơ xương khớp, gây suy giảm chất lượng cuộc sống kéo dài.

Dưới đây là 5 bệnh lý cơ xương khớp thường gặp và giải pháp bạn cần nằm lòng để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

1. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là tình trạng thường gặp ở nhân viên văn phòng do đặc thù công việc cần ngồi lâu (từ 7 - 8 tiếng hoặc lâu hơn). Các thói quen ngồi sai tư thế như cong lưng, cúi người hoặc nghiên vai,... kết hợp với việc ít vận động đã làm tăng áp lực lên cột sống, giảm lưu thông máu tới các đốt sống và đĩa đệm.

Triệu chứng điển hình:

- Đau mỏi vùng cổ, vai gáy hoặc thắt lưng.

- Cứng lưng hoặc cổ khi thay đổi tư thế, khó vận động linh hoạt.

- Tê bì hoặc yếu cơ, đôi khi xuất hiện cơn đau lan xuống tay, chân.

Giải pháp điều trị:

- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống để hỗ trợ giảm đau và thư giãn cơ.

- Duy trì vận động thể chất kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

- Áp dụng biện pháp châm cứu, xoa bóp và massage để giảm căng thẳng cơ.

Tư thế ngồi sai khiến cột sống phải chịu áp lực lớn, tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.

2. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài do bao xơ bị rách. Ở nhân viên văn phòng, nguyên nhân chủ yếu là do ngồi sai tư thế, thường xuyên cúi người về phía trước trong thời gian dài khiến cột sống phải chịu áp lực lớn. Tình trạng này làm căng các dây chằng quanh cột sống, gây áp lực lên đốt sống, đặc biệt là cột sống cổ và cột sống thắt lưng.

Triệu chứng điển hình:

- Đau cổ vai gáy hoặc đau thắt lưng sau khi ngồi làm việc lâu.

- Xuất hiện các cơn đau âm ỉ từ cổ lan xuống cánh tay, lưng hoặc hông.

- Tê bì, yếu các chi.

- Cơ đùi, cổ tay, bắp chân dễ bị rung khi cầm, nắm đồ nặng.

Giải pháp điều trị:

- Điều chỉnh tư thế làm việc như: ngồi thẳng lưng, đặt màn hình máy tính ngang tầm mắt,....

- Vật lý trị liệu giúp giảm các mô bị chèn ép quanh đĩa đệm.

- Thực hiện nắn chỉnh đĩa đệm về đúng vị trí để giảm chèn ép dây thần kinh.

- Massage vùng cổ, vai gáy và thắt lưng để giảm đau, co cứng cơ.

Thoát vị đĩa đệm thường gây ra các cơn đau nhói, hạn chế tầm vận động của người bệnh.

3. Cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị lệch khỏi đường cong sinh lý bình thường, thường xuất hiện ở nhân viên văn phòng do tư thế làm việc sai cách. Việc ngồi lâu với tư thế khom lưng, nghiêng người sang một bên hoặc sử dụng bàn ghế không phù hợp gây tăng áp lực lên cột sống.

Triệu chứng điển hình:

- Cột sống bị lệch sang một bên hoặc gù về phía trước.

- Đau nhức vùng lưng, vai gáy đặc biệt là khi ngồi lâu.

- Mất cân bằng tư thế, hai bên vai và hông có sự chênh lệch bên thấp bên cao.

Giải pháp điều trị:

- Tập các bài tập kéo giãn hoặc vật lý trị liệu cải thiện tầm vận động ở vùng lưng.

- Sử dụng nẹp hỗ trợ.

- Thực hiện nắn chỉnh để cải thiện cấu trúc khớp bị sai lệch.

Cong vẹo cột sống thường khiến các đốt sống bị lệch sang một bên, làm ảnh hưởng đến tư thế và dáng người.

4. Loãng xương

Nhân viên văn phòng thường đối mặt với nguy cơ loãng xương cao do tính chất công việc ngồi làm việc quá lâu, vận động ít khiến quá trình phân hủy xương diễn ra nhanh. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu hụt các khoáng chất quan trọng như: Canxi, Magie, Kali,... cùng thói quen sử dụng nhiều cà phê hoặc trà đã gây cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất cho xương, khiến mật độ khoáng xương suy giảm nhanh.

Triệu chứng biểu hiện:

- Đau nhức lưng, cổ hoặc các khớp chi khi ngồi lâu.

- Thường xuyên cảm thấy uể oải, tê mỏi tay chân.

- Hay bị chuột rút, cơ thể dễ đổ mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm.

Giải pháp điều trị:

- Cân bằng chế độ ăn, bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D, Magie,...

- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích để tránh ức chế khả năng hấp thụ Canxi, Magie và Vitamin của xương.

- Duy trì thói quen vận động thường xuyên.

- Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra mật độ xương để có biện pháp xử lý kịp thời.

Minh họa mật độ mô xương thường và mô xương bị loãng.

5. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép ở ống cổ tay gây ra các cảm giác khó chịu ở vùng cánh tay. Nguyên nhân thường xuất phát từ các chuyển động lặp đi lặp lại hoặc tổn thương ở cổ tay trước đó. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây teo cơ và mất khả năng cử động ở tay.

Triệu chứng điển hình:

- Xuất hiện cảm giác tê bì, ngứa ran từ cổ tay đến bàn tay.

- Bàn tay dễ bị tê cứng khi lái xe hoặc cầm nắm đồ vật.

- Mất cảm giác vùng da tay.

Giải pháp điều trị:

- Châm cứu để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa, kích thích tăng tuần hoàn máu.

Tập vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay để giảm sự căng thẳng ở tay.

Hội chứng ống cổ tay thường xuyên gây ra các cơn đau, tê bì ở tay.

Để tránh các tác động gây suy giảm chức năng vận động của cơ xương khớp, bạn nên có kế hoạch thay đổi từ thói quen sinh hoạt hàng ngày thay vì để bệnh xuất hiện mới điều trị. Không những thế, bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện mầm mống bệnh và có giải pháp điều trị phù hợp.

Liên hệ ngay với MYREHAB MATSUOKA tại hotline 1900 3181 hoặc website https://myrehab-matsuoka.com/ nếu bạn cần tư vấn chi tiết miễn phí và trải nghiệm thử liệu trình phục hồi nhé. Tại đây, chúng tôi có đội ngũ bác sĩ/kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm cùng các trang thiết bị tiên tiến nhất theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đáp ứng đủ các nhu cầu cho quá trình phục hồi của bạn.

Thanh Hoa
Bạn đang đọc bài viết "5 vấn đề cơ xương khớp thường gặp ở nhân viên văn phòng" tại chuyên mục Sức khỏe. Cảm ơn Quý vị đã tìm hiểu những thông tin tư liệu tham khảo về: Tin tức hoạt động của VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG về Khoa học, Kỹ thuật, Hợp tác đầu tư, Dự án, Tri thức, Thời đại, Sản phẩm dịch vụ KHKT do Viện phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://kinhtevadautu.vn/ theo Điều lệ Viện và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.