Đăng ký kinh doanh là gì? Những vấn đề xoay quanh việc đăng ký kinh doanh tại Việt Nam

Đăng bởi Hương Giang

23/11/2023 15:58

Trong thời buổi hiện nay, việc mở doanh nghiệp, chuyển hướng sang hoạt động kinh doanh ngày càng phổ biến. Điều này giúp cho đơn vị kinh doanh được bảo hộ về mặt pháp luật, tránh những sai phạt không đáng có. Vậy đăng ký kinh doanh là gì? Những ngành nghề nào cần phải đăng ký kinh doanh tại Việt Nam? Mời tìm hiểu ngay sau đây!

Đăng ký kinh doanh là gì?

Đăng ký kinh doanh hiểu đơn giản là việc các chủ thể được phép hoạt động kinh doanh bằng cách nộp hồ sơ đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mục đích là được cấp phép cho hoạt động kinh doanh của mình đúng với quy định pháp luật (một cách hợp pháp). Nói cách khác, đăng ký kinh doanh chính là sự ghi nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh.

Hiện nay, đăng ký kinh doanh tại Việt Nam - Business Registration in Vietnam rất sôi động. Đồng thời cũng là lựa chọn của các chủ thể kinh doanh nhà nước thể hiện được vai trò quản lý nhà nước của mình.

Lý do nên đăng ký kinh doanh tại Việt Nam

Việc đăng ký kinh doanh đóng tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Thể hiện tính đảm bảo của pháp luật: Thực tế, các tổ chức, doanh nghiệp được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ đều có hoạt động công khai, hợp pháp. Đơn vị này cũng có thể thuận lợi xin cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan nếu muốn mở rộng doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam và quốc tế.
  • Tạo dựng lòng tin khách hàng: Doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh cần nâng cao tính hợp pháp. Điều này sẽ đảm bảo với người tiêu dùng rằng sản phẩm của đơn vị là an toàn và dịch vụ chất lượng. Khách hàng cũng có thêm căn cứ tin tưởng, trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm đó.
  • Tạo dựng niềm tin với các nhà đầu tư: Trong trường hợp cần huy động vốn cho các hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư chính là đối tượng phù hợp. Giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ đảm bảo rằng tiền của họ không dành cho hoạt động phi pháp, có tính rủi ro pháp lý cao.

Những câu hỏi thường gặp khi đăng ký kinh doanh tại Việt Nam

Khi tìm hiểu về việc đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, những vấn đề sau đây cũng rất được các cá nhân, doanh nghiệp quan tâm.

Đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp có phải là một không?

Thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, không hề giống nhau. Đăng ký kinh doanh là một bước trong quy trình của đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp là cách người đại diện của pháp nhân đó đăng ký kinh doanh, đăng ký thuê và đăng ký thay đổi khác. Việc này sẽ liên quan trực tiếp tới đơn vị ở cơ sở dữ liệu quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp.

Ngành nghề nào không cần đăng ký kinh doanh tại Việt Nam

Tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ sẽ không cần phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể:

  • Bán hàng rong, quà vặt, các hoạt động không có địa điểm cố định, hoạt động giao nhận, bán sách báo, tạp chí hay văn hóa phẩm.
  • Buôn chuyến, vận chuyển sản phẩm từ nơi này tới nơi khác theo chuyến và cũng không cố định địa điểm.
  • Đánh giày, chữa khóa, vẽ tranh dạo, bán vé số, chụp ảnh dạo.
  • Hoạt động thương mại độc lập.

Những ngành nghề nào bắt buộc có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam?

Bên cạnh những ngành nghề không phải đăng ký kinh doanh, bạn nên nắm được những nghề nhất định phải thực hiện hoạt động này, chẳng hạn:

  • Hộ kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối, thuộc một trong các ngành nghề kinh doanh tại Điều 7 của Luật đầu tư 2020 .
  • Hộ kinh doanh cố định địa điểm, sử dụng từ 10 nhân viên trở lên đồng thời chủ hộ sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản với hoạt động kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh do cá nhân, 1 nhóm người là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi và có đầy đủ hành vi năng lực dân sự là đại diện pháp lý.
  • Ngoài ra sẽ có các ngành nghề khác bắt buộc đăng ký kinh doanh như: Cung ứng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; hoạt động sản xuất và chế biến; hoạt động thương mại...

Trên đây chính là những thông tin giải đáp về vấn đề đăng ký kinh doanh tại Việt Nam - Business Registration in Vietnam. Mong rằng từ đó sẽ giúp ích cho quá trình hoạt động kinh doanh của bạn trong tương lai đúng với pháp luật.

 

Hương Giang
Bạn đang đọc bài viết "Đăng ký kinh doanh là gì? Những vấn đề xoay quanh việc đăng ký kinh doanh tại Việt Nam" tại chuyên mục KINH TẾ. Cảm ơn Quý vị đã tìm hiểu những thông tin tư liệu tham khảo về: Tin tức hoạt động của VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG về Khoa học, Kỹ thuật, Hợp tác đầu tư, Dự án, Tri thức, Thời đại, Sản phẩm dịch vụ KHKT do Viện phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://kinhtevadautu.vn/ theo Điều lệ Viện và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.