Sau hơn 4 gắn bó với hoa lan, cô giáo Tạ Thị Quyên sinh năm 1984 ở thành phố Tuyên Quang với diện tích 140m2 được đầu tư công nghệ 4.0 thích ứng với mọi sự biến động của thời tiết để đảm bảo cho cây lan phát triển bốn mùa. Ban đầu vườn lan nhỏ của cô chủ 8X cung cấp các giống lan phổ thông như Phú Thọ, HO, hồng yên thủy, hồng á hậu, hồng xòe, hồng mỹ nhân,…Sau nhiều nỗ lực, giờ đây vườn cũng đã có những giống lan cao cấp như bạch tuyết, Bảo Duy. Giá cả của các loại lan trong vườn dao động từ vài triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/giỏ. Trước đại dịch, vườn lan Tạ Quyên đã thu hút rất động lượng khách hàng mua bán hàng ngày từ khắp mọi miền qua các kênh giao dịch trên mạng xã hội, mua trực tiếp tại vườn.
Tuy nhiên, gần đây dịch bệnh phát triển bùng phạt mạnh trên diện rộng, đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành, trong đó có ngành hoa cây cảnh nói chung, hoa lan nói riêng. Thị trường hoa lan trầm lắng, ít giao dịch, nhất là các giao dịch có giá trị lớn.
Lý giải về điều này, cô giáo Tạ Thị Quyên cho biết: "Một phần thị trường trùng xuống gần đây do ảnh hưởng chung của điều kiện kinh tế xã hội sau một thời gian dài chống chọi với dịch bệnh. Với ngành hoa lan, nhất là lan đột biến là ngành ít chịu tác động hơn cả do phần lớn các nhà vườn đã ứng dụng công nghệ 4.0 trong chăm sóc, việc giao dịch được thực hiện trên các nền tảng số là chủ yếu. Tuy nhiên, do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên việc xây dựng mở rộng vườn, cũng như việc vận chuyển vật tư, giá thể cho đến vật liệu làm vườn rất khó khăn. Khi vườn mới hoặc các vườn cũ không thể mở rộng quy mô sẽ ảnh hưởng đến lượng cầu. Điều này dẫn tới thị trường kém sôi động so với giai đoạn trước".
Cũng theo cô giáo Tạ Thị Quyên, với những người đã có kinh nghiệm nuôi trồng, có sẵn nguồn cây giống trong vườn và đã tích lũy cho mình một lượng vốn nhất định, thì việc thị trường lan có trầm lắng, các giao dịch kém sôi động cũng không ảnh hưởng nhiều về điều kiện vật chất, tinh thần như các ngành khác do tình hình kinh tế chung bị suy giảm.
"Cây lan vẫn phát triển hàng ngày dù giá của nó tăng hay giảm, người chơi lan vẫn chăm sóc cây lan chăm chỉ dù thị trường sôi động hay không. Vì vậy, cây lan vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường, lượng sinh khối lan thành phẩm sẽ tích lũy được nhiều hơn, nhất là các dòng lan quý. Đây cũng chính là nguồn cung dồi dào để khi thị trường lan ổn định sẽ giúp cho nhiều người có cơ hội tiếp cận hơn. Nhiều nguồn gen hoa lan quý hiếm nhờ có những lúc như thế này sẽ được bảo tồn và phát triển tốt hơn khi thị trường phát triển quá nóng", cô giáo Tạ Thị Quyên lý giải.
Cô giáo Tạ Thị Quyên còn nhìn nhận, việc thị trường hoa lan sau một thời gian dài phát triển quá nóng, nhiều hiện tượng ăn theo lừa đảo trục lợi, kinh doanh nóng vội huy động nguồn tiền bằng mọi giá để đầu tư vào hoa lan đã mang lại không ít thị phi cho cây lan, cũng như người chơi lan. Vậy nên, những "điểm dừng" trên thị trường chính là lúc để thị trường đào thải những "khuyết tật" của nó.
"Tôi nghĩ sau những đợt biến động như thế này, nhiều người chơi lan sẽ tự rút ra những bài học bổ ích cho hành trình theo đuổi đam mê và kinh doanh của mình. Muốn kiếm tiền từ cây lan, trước hết phải thực sự đam mê nó, hiểu tường tận đặc điểm sinh thái, yêu cầu ngoại cảnh để chăm cho cây lan phát triển tốt nhất có thể giống như trong môi trường tự nhiên vốn có của nó. Dần dần phải hình thành văn hóa kinh doanh hoa lan với tư cách một ngành kinh tế xanh, nhân văn gắn với phát triển bền vững. Thị trường sẽ đào thải những xu hướng lệch lạc, những quan niệm biến cây lan thành sản phẩm tài chính phái sinh. Một ngày nào đó, chỉ còn lại những gì chân chính nhất. Mọi người vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở tạo ra những giá trị gia tăng khác biệt, chứ không nghiêng hẳn về cạnh tranh với nhau về giá cả, thương hiệu hay quy mô nằm ngoài sản phẩm...", cô giáo Tạ Thị Quyên phân tích.
Nói về triển vọng của thị trường hoa lan trong thời gian tới, cô giáo Tạ Thị Quyên bày tỏ sự lạc quan về sự phát triển sôi động trở lại theo nguyên lý "sau cơn mưa trời lại sáng và có thêm cả bảy sắc cầu vồng".
"Tôi đồng tình với ý kiến của nhiều người khi cho rằng, thị trường sau một thời gian điều chỉnh theo pha giảm tổng cầu sẽ có xu hướng quay trở lại theo hướng tăng cả tổng cầu và tổng cung khi điều kiện kinh tế xã hội sau đại dịch được phục hồi. Chắc chắn là như vậy. Nhiều giống lan quý trước đây khan hiếm không mua được thì đây là cơ hội cho những người đam mê thực sự, đầu tư thực sự có cơ hội tiếp cận với giá cả hợp lý...", cô giáo Tạ Thị Quyên cho biết thêm.
Thực tế, cho thấy trong những năm qua thị trường hoa lan Việt Nam cũng đã trải qua nhiều chu kỳ phát triển thăng trầm khác nhau. Sau những giai đoạn phát triển trầm lắng do tác động bởi các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, số lượng người chơi mới lại tăng lên một cách thực chất hơn điều này kích thích thị trường tăng trưởng và phát triển sôi động trở lại. Nhiều người tin tưởng rằng, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhà nước sẽ có nhiều chính sách để thúc đẩy các ngành kinh tế khôi phục và phát triển trở lại. Trong đó, kỳ vọng vào sự phát triển sôi động trở lại của ngành hoa lan không phải không có cơ sở.
----
Hãy kết nối và chia sẻ với Vườn Lan Tạ Quyên của cô giáo Tạ Thị Quyên (địa chỉ tại tổ 1 Nông Tiến, TP Tuyên Quang) tại địa chỉ Facebook cá nhân duy nhất - https://www.facebook.com/profile.php?id=100009111721311