NNƯT Phạm Đạt

Đăng bởi Quyết Tuấn

19/10/2023 09:14

Phạm Văn Đạt (tên thường gọi Phạm Đạt) là Nghệ nhân Ưu tú, tên tuổi của anh không còn xa lạ đối với những ai yêu gốm sứ trên mọi niềm tổ quốc. Anh được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến với thương hiệu Gốm Tâm Linh Bảo Quang và những dòng men rạn Bát Tràng nổi tiếng.

3286296d-434c-4556-a47d-c0ee735db2fa-1697676412.jpeg

Chân dung NNƯT Phạm Đạt

1 Tiểu sử

2 Sự nghiệp

3 Thương hiệu

4 Giải thưởng

5 Tri ân

Tiểu sử

NNƯT Phạm Đạt – một người con xuất sắc của làng gốm Bát Tràng, thân là cháu nội của cụ Cửu Huỳnh (cái tên một thời vang danh và là niềm tự hào của làng gốm Bát Tràng), sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu gốm và gắn liền với nghề gốm thủ công của Bát Tràng, từ nhỏ Phạm Đạt đã được tôi luyện trong mình lòng say mê với gốm sứ. Năm 14 tuổi, anh đã có những tác phẩm của riêng mình và được đánh giá rất có tiền đồ. Làng gốm Bát Tràng cũng trải qua những năm thăng trầm cùng lịch sử, có lúc tưởng chừng như gục ngã nhưng chính những người con làng nghề vẫn một mực yêu và ra sức vùng dậy mà ngày nay, làng gốm Bát Tràng có bề dày hơn 800 năm lịch sử, ngày càng phát triển. Phạm Đạt khi ấy, không rời quê hương lấy nửa bước chân dù cho có nhiều biến cố xảy ra, anh ra sức nỗ lực và ước mong tìm ra một lối đi, một công thức đặc biệt và một dòng gốm của riêng mình.

Sự nghiệp

Sau một quá trình dài nghiên cứu và thực nghiệm đầy gian khổ, cuối cùng anh cũng thành công với dòng men rạn đặc trưng của mình cùng với sự kết hợp hoàn hảo của kỹ thuật đắp nổi lên gốm và cho ra đời dòng sản phẩm gốm sứ Phạm Đạt men rạn đắp nổi nổi tiếng hiện nay mà nhà nhà người người nếu quan tâm đến gốm sứ đều ao ước được sở hữu chúng. Từ đó, cái tên NNƯT Phạm Đạt, Bát Tràng càng được biết đến rộng rãi hơn. Mặc dù men rạn được tìm thấy ở Bát Tràng, song chỉ có dòng men rạn của NNƯT Phạm Đạt mới thực sự là đỉnh cao của gốm sứ men rạn. Mặc dù, NNƯT Phạm Đạt tạo ra loại men rạn này dựa trên sự khôi phục lại từ phương pháp của ông cha ta ngày xưa để lại, song Phạm Đạt đã có những sáng tạo mới, nghiên cứu và kết hợp của nhiều kiến thức sách vở tư liệu và tạo nên nét đặc sắc: mỗi món đồ được anh tạo khuôn mẫu riêng, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm để kết hợp đắp nổi với khắc chìm một cách tinh tế nhất. Có thể nói, tác phẩm của Phạm Đạt tạo được độ nhìn bóng mượt nhưng không mất đi sự đặc trưng của men rạn, đó chính là kỹ thuật phủ một lớp men tráng bên trên nung bằng kỹ thuật gia truyền ở nhiệt độ cao. Dòng men rạn gốm sứ Phạm Đạt còn đặc sắc ở kỹ thuật nung, canh nhiệt độ, canh thời gian chuẩn xác để tạo nên các vết rạn to nhỏ đều nhau, đó là một sự tính toán chi tiết. Đối với NNƯT Phạm Đạt nói riêng và những người yêu gốm sứ nói chung, các tác phẩm của anh không chỉ là những vật phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người mà nó chưa đựng sự nỗ lực, tâm huyết tình cảm, sự nâng niu, chau truốt và vuốt ve chúng trong từng công đoạn, tạo nên giá trị tốt nhất. Đó chính là tấm lòng yêu quê hương, gìn giữ và phát huy những cái tốt, cái đẹp của làng nghề. Để sở hữu được một bộ vật phẩm thờ cúng hoặc vật phẩm trang trí gốm sứ Phạm Đạt thì người dùng phải bỏ một số tiền lớn hơn so với các mặt hàng khác tại làng gốm Bát Tràng, song đó là một mức giá vô cùng hợp lí và đáng cho các tác phẩm “men rạn đắp nổi Phạm Đạt”. Với những tiêu chí cao cấp sau đây, việc đồ thờ Phạm Đạt, đồ gốm sứ Phạm Đạt có mức giá cao trên thị trường là một chuyện rất dễ hiểu.

Thương hiệu

Không chỉ là một NNƯT tiêu biểu của làng nghề, các tác phảm của Phạm Đạt đến mọi miền đất nước, góp phần quảng bá thương hiệu gốm sứ Bát Tràng đến với người dân cả nước thậm chí là bạn bè quốc tế không ngừng vươn xa với thương hiệu Gốm Tâm Linh Bảo Quang. Thương hiệu bảo đảm chất lượng: Thương hiệu gốm sứ Phạm Đạt trên thị trường gốm hiện nay đủ để đảm bảo mỗi tác phẩm làm ra đều chắc chắn 100% về kỹ thuật, màu sắc, độ bền… Độ tinh sảo: mỗi một tác phẩm đồ gốm Phạm Đạt đều được làm bằng tay cho dù kích thước lớn hay kích thước nhỏ, mỗi một chi tiết đều đạt đến độ tinh xảo cao. Lấy ví dụ điển hình nhất chính là tác phẩm lục bình men rạn đắp nổi nhà Phạm Đạt dưới đây để bạn quan sát Người làm ra chúng: Một trong những thế mạnh của Phạm Đạt mà hiếm ai có được đó là tay nghề trong việc xử lý sắc màu âm bản – công đoạn cực khó của nghề gốm. Nó cần tới sự cảm nhận tinh tế của người thợ bởi có những chỗ phải đậm nhưng nhiều chỗ lại cần nhạt. Sau bao công sức và nỗ lực của mình, nghệ nhân Phạm Đạt đã phát triển thành công thương hiệu đồ thờ bằng gốm sứ Phạm Đạt, đồ gốm tâm linh Phạm Đạt trở thành gốm sứ đẹp, tinh sảo. Điều đặc biệt ở NNƯT Phạm Đạt không chỉ là một nghệ nhân tài hoa bậc nhất đất Hà Thành, trưởng thành từ cái nôi gốm cổ Bát Tràng, mà anh còn là một nghệ nhân tâm huyết luôn khát khao sáng tạo, không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm để phút hợp với thị hiếu của người tiêu dùng khó tính trong và ngoài nước. NNƯT Phạm Đạt và thương hiệu Gốm Tâm Linh Bảo Quang đã hội gửi được nhiều chuyên gia văn hoá, mỹ thuật và khoa học phong thủy để dễ dàng tư vấn cho khách hàng những bộ đồ gốm trang trí, gốm phong thủy đạt được ước vọng là mang lại sự thịnh vượng, may mắn và phát tài cho gia chủ. Đây là một điểm mạnh không phải thương hiệu gốm nào ở Việt Nam làm được điều đó. Bát hương gốm men rạn cổ truyền; đĩa gốm chạm đồng; Thạp gốm Tứ linh được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Hà Nội năm 2013 (xác nhận của UBND TP. Hà Nội cho Cơ sở Gốm sứ Phạm Văn Đạt); Bộ sản phẩm đồ thờ bằng gốm là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc-năm 2014. Bộ sản phẩm đồ thờ men rạn giả cổ đắp nổi là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015. Tác phẩm: Chóe, đèn, và thạp gốm mem rạn hoa văn đắp nổi trưng bày tại Triển lãm gốm sứ “Kế thừa và phát triển” tại Bảo tàng Hà Nội. Thi công, trùng tu tôn tạo nhiều hạng mục và có nhiều tác phẩm: Bộ đỉnh hạc, Bát hương, lọ Lộc bình trưng bày tại chùa Kim Trúc Tự. Đôi lộc bình cao 1,6m và Lư hương có đường kính 50cm bằng gốm men rạn cổ truyền hoa văn đắp nổi tại di tích Chùa Một mái. Có nhiều sản phẩm gốm men rạn cổ truyền hoa văn đắp nổi trưng bày tại chùa Bồ đề. Bát hương, Lọ lộc bình, chóe đặt tại Đền Trần huyện Hưng Hà Thái Bình. Xác nhận của Chùa Một mái (Di tích lịch sử Quốc gia) thuộc huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội xác nhận sản phẩm của ông là Đôi Lộc bình cao 1,6m và Lư hương được đặt tại Chùa.

Giải thưởng

Năm 2013: UBND thành phố Huế chứng nhận nghệ nhân Phạm Đạt đã tham gia tích cực và góp phần quan trọng cho thành công của Festival nghề truyền thống Huế 2013 (tháng 5/2013).

Năm 2014: Ban tổ chức chương trình thương hiệu truyền thống, gia truyền làng nghề Việt tặng cúp bàn tay vàng. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế chứng nhận đã tích cực tham gia Festival Huế 2014, 2015, 2017.

Năm 2017: Bộ trưởng Bộ Công thương tặng Bằng khen.

Năm 2020: Anh Phạm Văn Đạt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phong tặng Danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.

Tri ân

Gốm tâm linh Bảo Quang - Nghệ nhân Ưu tú Phạm Đạt luôn có chính sách tri ân khách hàng thân thiết trên mọi miền Tổ Quốc. Trong văn hóa tâm linh Việt, linh vật rồng thiêng biểu trưng cho sức mạnh vô biên, sự thịnh vượng và phú quý. Với ý nghĩa này, năm 2023, Gốm Tâm linh Bảo Quang - nghệ nhân Phạm Đạt dành tặng 1000 linh vật Kim Long cho 1000 khách hàng thân thiết thay cho lời chúc sung túc, bình an. Điểm đến tại 6 showroom gốm tâm linh Bảo Quang tại Bát Tràng. Bảo Quang tự hào là đơn vị sản xuất hàng đầu về đồ thờ gốm men rạn, hoa văn đắp nổi. Gốm tâm linh Bảo Quang - Nghệ nhân Phạm Đạt là người khôi phục lại dòng men rạn cổ từ thế kỷ thứ 16. Chi tiết tại website https://gombaoquang.vn/.

Quyết Tuấn
Bạn đang đọc bài viết "NNƯT Phạm Đạt" tại chuyên mục TIN TỨC. Cảm ơn Quý vị đã tìm hiểu những thông tin tư liệu tham khảo về: Tin tức hoạt động của VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG về Khoa học, Kỹ thuật, Hợp tác đầu tư, Dự án, Tri thức, Thời đại, Sản phẩm dịch vụ KHKT do Viện phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://kinhtevadautu.vn/ theo Điều lệ Viện và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.