Những thứ tuyệt đối không nấu cùng thịt lợn, bà nội trợ nào cũng cần phải biết

Đăng bởi Theo báo Giáo dục và Thời đại

25/03/2020 07:38

Trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam thường không thể thiếu món thịt lợn. Thịt lợn thơm ngon bổ dưỡng nhưng khi kết hợp với một vài thực phẩm sau thì lượng chất dinh dưỡng sẽ biến đổi gây hại cơ thể.

Nấu chung thịt lợn với thịt bò làm giảm đi đáng kể giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Thịt bò

Thịt lợn và thịt bò là hai loại thịt chứa lượng chất dinh dưỡng rất cao nhưng khi nấu chung với nhau sẽ làm giảm chất dinh dưỡng. 

Theo Đông y thì thịt lợn có tính hàn, thịt bò có tính ôn nên chúng tương khắc với nhau, khi chế biến chung sẽ làm giảm thế mạnh của nhau làm cho giá trị dinh dưỡng của hai loại thịt đều bị giảm đi đáng kể.

Do đó để đảm bảo hương vị của hai thực phẩm này, bạn nên nấu riêng hai loại. Những món ăn nấu cùng với thịt bò hay thịt lợn khi nấu riêng cũng dễ chế biến và đảm bảo mùi vị hơn.

Gừng

Gừng là nguyên liệu quen thuộc thường được các bà nội trợ sử dụng khi chế biến để ướp và khử mùi tanh của thịt sống. Tuy nhiên gừng sống thuộc hỏa còn thịt lợn thuộc thủy, khi kết hợp với nhau sẽ gây ra chứng phong thấp, nổi các nốt đen trên mặt cho người ăn.

Gừng có tính hỏa "đại kỵ" với thịt lợn trong chế biến.

Gan

Các loại gan nói chung trong thành phần đều chứa các chất vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa. 

Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm, phụ nữ mang thai ăn mà không biết rằng gan là bộ phận độc hại. Khi gan nấu chung với thịt lợn sẽ làm cho món ăn có mùi hương kém hấp dẫn thậm chí khó chịu cho người dùng.

Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.

Đậu tương

Đậu tương là một loai hạt có chứa hàm lượng phốt pho rất cao khi kết hợp với thịt lợn sẽ làm cho hàm lượng chất dinh dưỡng trong thịt giảm đi đáng kể. Ngoài ra mùi vị của các món ăn khi kết hợp hai món này với nhau cũng không được ưa thích nên cần hạn chế nấu thịt lợn với đậu tương.

Hàm lượng phốt-pho trong đậu tương rất cao, khi nấu chung với thịt lợn làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của thịt.

Thịt trâu

Thịt trâu có tính hàn nên khi nấu chung với thịt lợn cũng có tính hàn dễ gây ra chứng sán dây, sán sơ mít. Bởi vậy để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, bạn tuyệt đối không nên chế biến chung thịt trâu và thịt lợn với nhau.

Rau mùi

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì thịt lợn không nên nấu chung với rau mùi bởi rau có tính ôn, hao khí trong khi đó thịt lợn tính hàn. Nếu kết hợp hai loại thực phẩm này, người ăn có thể đau quặn vùng xung quanh rốn.

Theo Đông y rau mùi có tính ôn, hao khí.

Lá mơ

Hàm lượng protein trong thịt lợn khác cao, khi kết hợp với lá mơ dễ dẫn đến kết tủa lượng đạm khiến người ăn khó hấp thu hơn. Ngoài ra sự kết hợp của hai thực phẩm này còn dễ dẫn đến khó tiêu hóa, ngộ độc hay nhiễm độc lâu dài cho cơ thể nên bà nội trợ cần phải lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

Kết hợp thịt lợn với lá mơ có thể gây ra triệu chứng khó tiêu, ngộ độc.

Tôm, ốc

Không nên nấu chung thịt lợn với tôm, ốc đồng vì chúng kỵ với nhau. Nếu ăn thịt lợn với những loại thực phẩm này sẽ dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Thậm chí có thể dẫn đến tiêu chảy nếu ăn quá nhiều.

Theo báo Giáo dục và Thời đại
Bạn đang đọc bài viết "Những thứ tuyệt đối không nấu cùng thịt lợn, bà nội trợ nào cũng cần phải biết" tại chuyên mục Tư vấn. Cảm ơn Quý vị đã tìm hiểu những thông tin tư liệu tham khảo về: Tin tức hoạt động của VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG về Khoa học, Kỹ thuật, Hợp tác đầu tư, Dự án, Tri thức, Thời đại, Sản phẩm dịch vụ KHKT do Viện phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://kinhtevadautu.vn/ theo Điều lệ Viện và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.