HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH MỚI

Đăng bởi  Lê Thành Ý

09/05/2021 20:16

Công nghệ và tiền vốn là những nhân tố cần thiết cho phát triển. Trên thế giới ngày nay, nguồn vốn đã gấp trên 5 lần GDP toàn cầu và ở Việt Nam, con số này đã cao gấp hơn 3 lần. Trong tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc vốn là một nội dung quan trọng.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) phức tạp; dịch bệnh thường xuyên với những biến động khó lường; thách thức toàn cầu về khủng bố, an ninh gia tăng và cuộc cách mạng công nghệ cũng mang lại nhiều cơ hội và thách thức. Cùng với cơ hội và thách thức, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các FTA thế hệ mới (EVFTA,CPTTP) đang tạo thuân lợi cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

Từ thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu vốn trung và dài hạn để phát triển doanh nghiệp đòi hỏi khá cao, nhưng cơ cấu nguồn còn nhiều bất hợp lý. Nguồn vốn chủ sở hữu chưa tới 30%, đại bộ phận vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vốn vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại, trong khi những ngân hàng này lại chưa đủ khả năng đáp ứng, đã làm doanh nghiệp trong nước luôn họat động trong tình trạng đối phó với thách thức, rủi ro; đòi hỏi phải chủ động được nguồn vốn để hoat động. Để giải quyết tình trạng này, doanh nghiệp cần huy động được nguồn vốn theo hướng tái cấu trúc và sử dụng vốn một cách bền vững.

Huy động vốn cho sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn đối với cộng đồng doanh nghiệp, Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và các nhà đầu tư huy động hiệu quả các nguồn vốn, ngày 07 tháng 5 năm 2021, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp cùng Câu lạc bộ các nhà Kinh tế (VEC) tổ chức hội thảo Giải pháp huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Tại diễn đàn này, các nhà khoa học, giới nghiên cứu và các nhà kinh tế, quản lý đã trao đổi, thảo luận sâu về thưc trạng nền kinh tế và phát riển thị trường vốn ở Việt Nam. Bài viết tổng hợp một số vấn đề nổi bật về thị trường vốn để cùng trao đổi.

 

Nguồn vốn cho doanh nghiêp từ góc nhìn chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp

 

Mở đầu cuộc trao đổi về vấn đề này, chuyên gia tài chính, TS. Cấn Văn Lực, kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV với tham luận Giải pháp vốn cho doanh nghiệp Viêt trong bối cảnh mới cho biết: Nguồn vốn dành cho DN bao gồm Ngân sách nhà nước (NSNN) được thể hiện thông qua tiền trợ cấp, bảo lãnh, bảo hiểm, ưu đãi miễn/giảm thuế…;Nguồn vốn nước ngoài dưới các hình thức vay nợ, phát hành TP, ODA, bán cổ phần… ;Nguồn huy động từ thị trường vốn thông qua cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư.. ; từ Đối tác như hình thức trả chậm, tín dụng thương mại…;Nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh; tài trợ chuỗi cung ứng; từ  thuê tài chính; và nguồn vốn tự có hoặc vốn góp (Cấn Văn Lực 2021)

Từ góc nhìn kinh tế, phó chủ nhiện câu lạc bộ Kinh tế Việt Nam, TS Lê Anh Tú cho rằng, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) vốn gặp khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn truyền thống theo kênh ngân hàng, sau đại dịch Covid-19, sự suy giảm gía trị tài sản tiếp tục làm giảm khả năng vay từ các ngân hàng, nên có xu hướng huy động vốn qua thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Ông cho biết, trên thị trường chứng khoán, tổng mức huy động năm 2020 đạt 413.700 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2019; trên thị trường trái phiếu, trái phiếu Chính phủ năm 2020 tăng kỷ lục lên gần 350 nghìn tỷ VNĐ và trái phiếu doanh nghiệp đạt trên 38.895 tỷ VNĐ. Cùng với nguồn vốn truyền thống, các doanh nghiệp đã huy động nguồn vốn qua nhiều kênh phi truyền thống như gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), cho vay ngang bằng (peer-to-peer lending) và gọi vốn thông qua tiền mã hóa ( cryptocurrency). Theo đó ngành dịch vụ tài chính đang thay đổi nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu và các công ty công nghệ tài chính (Fintech) lên ngôi cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng ( Lê Anh Tú 2021)

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn đầu tư tài chính Green +, Đặng Đức Thành cho rằng, có 6 hình thức huy động vốn của doanh nghiệp, đó là: Vốn góp ban đầu do các chủ sở hữu đóng góp khi thành lập doanh nghiệp; vốn từ lợi nhuận không chia dùng để tái đầu tư; vốn từ phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán; vốn tín dụng ngân hàng được quy định trong các hợp đồng vốn ký với ngân hàng thương mại; vốn bằng tín dụng thương mại do các nhà xuất nhập/khẩu và môi giới cung cấp; và vốn do phát hành trái phiếu doanh nghiệp mang lại. Đến nay, nguồn vốn huy động chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam là vốn tín dụng ngân hàng. Theo ông Thành, thực tế này chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, hiệu quả huy động vốn thấp, không đảm bảo nguồn vốn bền vững cho doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế (Đặng Đức Thành 2021)

Tình hình tài chính và sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam

Theo tư liệu từ Ngân hàng Thế giới (W.B), Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán (UBCK) nhà nước Việt Nam, tổng tài sản hệ thống Tài chính Việt Nam cuối năm 2017 đạt 314% GDP và năm 2020 lên 324% GDP.Tính đến hết Quý I năm 2021, tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng và phi Ngân hàng, bao gồm 4 NHTM Nhà nước; 2 NH chính sách,∙ 31 NHTMCP,∙ 9 NH 100% vốn nước ngoài, 2 NH liên doanh,∙51 chi nhánh NH nước ngoài và 52 văn phòng đại diện, 1200 quỹ tín dụng,∙ 16 công ty tài chính và 10 công ty cho thuê tài chính chiêm trên 64,5% tổng tài sản của hệ thống tài chính. Ngoài ra, nguồn thu trái phiếu do Chính phủ, các doanh nghiệp (công ty) và Ngân hàng phát hành với giá trị vốn hóa khoảng 6,5%; doanh thu phí bảo hiểm do bộ Tài chính quản lý hàng năm chiếm 0.9%; và giá trị vốn hóa cổ phiếu niêm yết chừng 28,1% trong tổng tài sản của hệ thống tài chính,

Thực trạng huy động vốn của doanh nghiệp và thị trường tài chính Việt Nam.

Trao đổi tại diễn dàn, chuyên gia tài chính và đại biểu tham dự cho biết, nguồn tín dụng đén với doanh nghiệp chủ yếu là từ các tổ chức tín dụng, bao gồm ngân hàng phát triển và công ty cho thuê tài chính; nguồn tài trợ chuỗi cung ứng (supply chain finance)được cung cấp bởi tổ chức tài chính phi ngân hàng. Ngoài ra còn được huy động từ thị trường cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ và doanh nghiệp (DN), từ các quỹ đầu tư , gọi vốn cộng đồng hoặc huy động vốn trực tuyến trên nền tảng công nghệ thông qua Fintech và vay ngang hàng…..

Năm 2019, quy mô dư nợ tín dụng/GDP toàn cầu  khoảng 132,4%; trong đó những nước thu nhập trung bình thấp là 45,1%. Ở Việt Nam năm 2019, mức dư nợ trong giới hạn 137,9% GDP và năm 2020 lên 146%. Biến động tăng trưởng tín dụng của Việt Nam từ năm 2011 đến 2020 trung bình ở mức 12-13%. Mặc dù đà tăng trưởng thấp hơn nhưng tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cao hơn nhiều  so với các nước trong khu vực.

Thị trường cho thuê tài chính

hình thức sở hữu, bao gồm 1 công ty tư nhân, 7 công ty con của các ngân hàng thương mại, 3 công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trên thị trường cho thuê tài chính tổng dư nợ và mức tăng trưởng cho thuê tài chinh theo xu hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2015 tổng dư nợ là 11,63 nghìn tỷ VNĐ và tăng trưởng cho thuê tài chính là 21.1% ; đến năm 2019, con số này lần lượt đã tăng lên 24,66 nghìn tỷ VNĐ và 22,5%. dưới nhiêu có 11 công ty thành lập này 11 năm, thị trường Sau hoạt động cho thuê tài chính mới thực sự hình thành và phát triển.)ngày 02/05/2001( đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP , được thành lập năm 1996 ở Việt Namông ty cho thuê tài chính đầu tiênC

Trên thị trường vỗn, vốn hóa thị trường cổ phiếu liên tục gia tăng với tốc độ bình quân khá cao trong giai đoạn 2010-2020. Năm 2010 giá trị vốn hóa đạt 719 nghìn tỷ VNĐ với tốc độ tăng trưởng 16,91%, năm 2015 những giá trị này lên 1357 nghìn tỷ và 17,39%. Đến năm 2020 giá trị vốn hóa là 5293 nghìn tỷ VNĐ và tốc độ tăng trưởng 20,76%.

Trong xu thế vốn hóa ngày một gia tăng, năm 2019 tỷ lệ vốn hóa so với GDP của Việt Nam đạt tới 79,2%, cao hơn Indonesia, Philippin nhưng thấp hơn bình quân thế giới 92%, bị Singapore (186,4%) và Thái Lan(104,7%) bỏ cách xa .

Hiện nay nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàng với xu thế tỷ lệ huy động ngày một gia tăng. Nếu năm 2017 ở mức 10,76% , năm 2019 đạt 18,16% và đến 2020 lên tới 21,4%.

Triển vọng và cơ hội phát triển thị trường vốn ở Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu, ngành dịch vụ tài chính đang thay đổi nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, hình thức gọi vốn cộng đồng và cho vay ngang hàng ngày càng trở nên phổ biến. Chuyển dịch dòng vốn đầu tư và hoạt động mua bán sáp nhập liên quan đến tiền mã hóa, đã thúc đẩy đồng tiền này ngày càng phát triển. Cùng với tiền ảo, thị trường cổ phiếu và trái phiếu trên đà mở rộng.

Theo UBCK Nhà nước, đến hết tháng 3 năm 2021, trên thị trường vốn nước ta, vồn hóa thị trường chứng khoán đạt 7.253 nghìn tỷ VND băng 116,8% GDP năm 2020. Hàng hóa chủ yếu của thị trường này là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu, chứng quyền bảo đảm, quỹ đầu tư mô phỏng (ETF) và chứng khoán phái sinh với số lượng tài khoản đầu tư trên 3,03 triệu.

 Quyết định 242?QĐ-TTG ngày 28 tháng 2 năm 2019 về cơ cấu lại thi trường chứng khoán và bảo hiểm quy định, đến năm 2025 quy mô thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP và thị trường trái phiếu ở mức 55% GDP với số lượng nhà đầu tư chiếm 5% dân số.

Theo hướng đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường, từng bước triển khai các sản phẩm quyền chọn và hợp đồng tương lai trên cổ phiếu, Quyết định 142 đã nhấn mạnh đến chất lượng quản trị trong các công ty niêm yết đạt mức bình quân củaASEAN-6 và nâng hạng thị trường chứng khoán trên danh sách các thị trường mới nổi.

Nhìn chung, khung pháp lý của thị trường vốn Việt Nam đang hoàn thiện với các Bộ Luật chứng khoán, doanh nghiệp, đầu tư (sửa đổi) và Luật đầu tư công tư (PPP) có hiệu lực từ 1/1/2021; Nền tảng kinh tế vĩ mô khá vững chắc trên đà phục hồi và triển vọng phát triển tốt; Quy mô thị trường, lượng giao dịch ngày càng lớn với chỉ số giá trị trên thị trường cổ phiếu (P/E) hấp dẫn so với thị trường khu vực; Thu nhập tăng cùng với nhiều nhà đầu tư quan tâm khiến dòng vốn từ cá nhân đi vào thị trương sẽ nhiều hơn. Cho dù có những thuận lợi, song nhiều doanh nghiệp nhất là DNVVN còn hạn chế, khó đáp ứng điều kiện tín dụng của ngân hàng, thuê tài chính và tài trợ về chuỗi cung ứng….;

Trong bối cảnh mới, Công nghệ thay đổi nhanh .nhiều sản phẩm,mô hình đầu tư -kinh doanh mới ra đời; mặt khác, uy tín, vị thế của Việt Nam đang lên, xếp hạng tín nhiệm mang triển vọng “tích cực”, cơ hội huy động vốn từ nước ngoài nâng cao, tạo thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng đầu tư thông qua những đối tác đa dạng từ trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, thách thức huy động vốn còn nhiều và không dễ vượt qua.

Trước hết, triển vọng phục hồi kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; tiếp đến là quy mô của thị trường vốn còn nhỏ, thiếu tính ổn định so với nhiều nước trong khu vực; sản phẩm ít, thiếu đa dạng; tính minh bạch, chuyên nghiệp và tuân thủ chưa cao trong khi chế tài còn chưa đủ sức răn đe. Mặt khác, hạn chế về hạ tầng dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, ảnh hưởng đến thanh khoản và niềm tin vào thị trường. Ngoài ra; nền tảng của người tiêu dùng chưa bền vững, thiếu đa dạng còn rủi ro bong bóng trên thị trường .

Giải pháp huy động vốn đối với doanh nghiệp từ góc nhìn nghiên cứu và quản lý

Doanh nghiệp VIệt Nam hiện đang huy động vốn từ nguồn vay nợ, chủ yếu từ các ngân hàng thương mại, chưa đựng nhiều rủi ro và hiệu quả huy động thấp.

Phân tích về cơ cấu vốn, giới nghiên cứu và lãnh đao nhiều doanh nghiệp đã nhấn mạnh, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn đi vay. Cơ cấu vốn tối ưu đó là cơ cấu có chi phí vốn bình quân nhỏ nhất.  Một cơ cấu vốn tối ưu cần thể hiên qua tỷ lệ hợp lý giữa 2 nguồn vốn cả về quy mô và chi phi.

Ngoài nguồn huy động từ các chủ sở hữu và vay tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp còn phải huy động vốn dưới hình thức phát hành tráí phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở việt Nam có tiềm năng do nền kinh tế đã hình thành các doanh nghiệp tư nhân lớn có năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động cao, phạm vi kinh doanh mở rộng, Theo nhiều phân tích, đối với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, khó phát hành trái phiếu có thể tìm đến các quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư mạo hiểm,

Phát hành trái phiếu và cổ phiếu để huy động vốn, giúp doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn lớn để mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tận dụng các hình thức huy động vốn khác như thuê tài chính hoặc tài trợ thương mại quốc tế. Thuê tài sản giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đầu tư lớn về tài sản cố định, còn sử dụng tài trợ thương maị như cầm cố giáy tờ có giá, chiết khấu thương phiếu, bao thanh toán…là những biện pháp hữu ích đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giúp hạn chế rủi ro trong giao dịch và thanh toán quốc tế, chủ động tránh được những thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh.

Từ thực tiễn hoạt động trên thị trường chứng khoán, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đầu tư tài chính Green +, Đặng Đức Thành cho rằng, thị trường chứng khoán giúp kiện toàn quản trị theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, giúp đẩy mạnh xây dựng thương hiệu đồng thời cũng tạo áp lực thúc đẩy Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kế hoạch sản xuát kinh doanh bàng quý, hàng năm. Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán thực chất là huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, đây cũng là giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.

Với những kinh nghiệm thực tiễn rút rút và từ góc nhìn nghiên cứu, các nhà phân tích và quản lý cho rằng, để xây dựng giải pháp thúc đẩy huy động vốn hiệu quả, đòi hỏi các doanh nghiêp phải tập trung vào làm minh bạch các hoạt động và báo cáo tài chính; cần có thiện chi hợp tác, phối hợp cùng các định chế tài chính trong cung cấp thông tin, cơ cấu lại nợ và xây dựng phương án kinh doanh phù hợp.

Trong đa dạng hóa nguồn vốn, cần thúc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tính toán tái cấu trúc nguồn vốn theo hướng tối ưu. Nhằm chủ động nâng cao hiểu biết về tài chính-tín dụng, bảo lãnh và các chính sách hỗ trợ, từng doanh nghiệp cần có chuyên viên hiểu biết về quản lý tài chính và tiền vốn hoạt động thường xuyên. Ngoài ra, cần coi trọng tăng cường liên kết theo cả chiều dọc lẫn bề ngang để cùng chia sẻ khó khăn, cơ hội và chủ động tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng trong  sản xuất kinh doanh.

Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và quản lý tốt sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và làm phong phú hơn hoạt động doanh nghiệp, cũng như có thể tiếp cận được những nguồn vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng và trên thị trường chứng khoán. Theo đó, các doanh nghiệp rất cần thiết lập chuẩn mực quản trị hiện đại và điều hành phù hơp với chuẩn mực quốc tế, đồng thời với tăng cường vai trò của kiểm tóan nội bộ, tái cấu trúc vốn và giám đốc về tài chính-kế toán,

Thay cho lời kết

Trong bối cảnh thé giới có nhiều biến động khó lường, dưới tác động mạnh mẽ của thiên tai, dịch bệnh và cách mạng khoa học công nghệ, các doanh nghiệp ở nước ta đã có nhiều thay đổi đẻ thích ứng trong tái cấu trúc để tồn tại và phát triển. Trong những công việc đã làm, tái cấu trúc vốn là một nội dung quan trọng. Ngày nay, nguồn vốn cho doanh nghiệp trở nên đa dạng hơn. Vốn đầu tư công và trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh trong 2 năm gần đây, tuy nhiên, việc tiếp cận vốn và đất đai vẫn còn là một khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều chính sách. Những giải pháp về vốn của Nhà nước, Ngân hàng nhà nước, Bộ-ngành, Hiệp hội và các định chế tài chính đã hướng đến doanh nghiêp nhiều hơn; nhưng vẫn cần mạnh mẽ, thiết thực và hiệu quả hơn. Mặt khác bản thân các doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy, quản trị điều hành và văn hóa kinh doanh theo hướng minh bạch và chuẩn mực hơn.

Từ những kiến giải của các nhà khoa học, cơ quan quản lý và đông đảo đại biểu tham gia hội thảo lần này, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ để tồn tại và phát triển. Hội thảo cũng rút ra, giải pháp quan trọng để tái cấu trúc vốn doanh nghiệp là huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Hy vọng đây sẽ là giải pháp mang lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt trong tương lai ./.

Nguồn tư liệu tổng hợp

Cấn Văn Lực (2021)        Giải pháp nguồn vốn cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh mới

Hội thảo Giải pháp huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới;Hà Nội 07 tháng 5

Lê Anh Tú (2021)     Các xu thế mới trên thế giới về nguồn vốn cho doanh nghiệp

Hội thảo Giải pháp huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới;Hà Nội 07 tháng 5

Đặng Đức Thành (2021)            Giải pháp huy động vốn trong bối cảnh mới

Hội thảo Giải pháp huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới;Hà Nội 07 tháng 5

 

Địa chỉ liên lạc Lê Thành Ý 19b/668 Đường Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ Hà Nội

Mob 0829848231; Email Lethanhy 05@gmail.com

 Lê Thành Ý
Bạn đang đọc bài viết "HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH MỚI" tại chuyên mục KINH TẾ. Cảm ơn Quý vị đã tìm hiểu những thông tin tư liệu tham khảo về: Tin tức hoạt động của VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG về Khoa học, Kỹ thuật, Hợp tác đầu tư, Dự án, Tri thức, Thời đại, Sản phẩm dịch vụ KHKT do Viện phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://kinhtevadautu.vn/ theo Điều lệ Viện và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.