Chậu trồng hoa lan
Nên trồng vào các chậu đất nung sẽ giúp phong lan phát triển tốt hơn. Chọn chậu có nhiều lỗ thoáng. Trước khi trồng hoa, phải rửa sạch chậu. Nên cho đất to xuống đáy chậu và đất nhỏ trên bề mặt. Trồng ghép trên thân cây khác.
Tùy theo loại Phong lan, mà ta trồng vào chậu to hay chậu nhỏ. Ngoài thị trường có bán đủ cỡ chậu. Tốt nhất trồng trong giàn lan, mỗi loại trồng trong một nhóm với kích cỡ chậu bằng nhau, nhỏ theo nhỏ, lớn theo lớn, trồng lan con riêng, lan trưởng thành riêng để dễ chăm sóc, để tưới cùng một loại phân, móc để móc chậu lan cũng phải cùng một cỡ chiều dài để khỏi treo chậu thì cao, chậu thì thấp, xem không đẹp. Đó là cách sắp xếp , trình bày tùy ý mỗi người.
Bạn có thể dùng thân cây còn sống để trồng ghép, nhưng cần tỉa bớt tán nhánh. Chú ý là không phải vị trí nào của thân cây cũng có thể ghép được. cây chỉ có thể phát triển tốt khi chúng được ghép ở phía ánh sáng ban mai chiếu vào (hướng đông). Cách trồng này thích hợp cho hầu hết các giống lan, đặc biệt là lan rừng. Nếu muốn ghép lan với các thân cây đã chết , bạn phải cắt cây thành khúc ngắn để dễ treo. Nên chọn những cây mục và bóc vỏ đi vì vỏ sẽ là nơi trú ẩn của côn trùng phá hoại. buộc một miếng xơ dừa vào thân cây để giữ ẩm rồi buộc chằng lên đó gốc lan. Nếu bạn trồng vào những ngày mưa hoặc thời tiết quá ẩm thì không cần phải buộc xơ dừa.
Ảnh minh họa nguồn internet
Chọn xơ dừa để trồng hoa lan
Chọn xơ của những quả dừa già và khô rồi xé ra từng mảnh to bằng nửa bàn tay. Sắp các mảnh sát nhau thành bang dài trên giàn gỗ hoặc tre và giữ chặt chúng lại bằng 2 thanh tre nẹp. để tránh úng nước, bạn có thể đục một lỗ nhỏ dưới miếng xơ dừa rồi mới trồng. Sau 2-3 năm, khi xơ dừa đã mục có thể thay băng khác.
Chất liệu trồng lan thông thường là than gỗ , vỏ thông, dớn, xơ dừa, khô, gạch…vv nhưng phải ngâm, giặt sạch phơi khô, sát trùng trước khi trồng phải gác treo làm sao để có được nhiều kẽ hở.
Ảnh minh họa nguồn internet
Một số điểm cần lưu ý khi trồng hoa lan:
Khi trồng xong nên để cây ở nơi mát mẻ có độ ẩm cao cho đến khi rễ non phát triển mới chuyển dần ra nơi có ánh sáng phù hợp. Sauk hi trồng 1-2 ngày không cần tưới nước ngay vì dễ bị thối cây. Phải thường xuyên quan sát xem đất còn đủ độ ẩm hay đã khô. Cần tưới nước dưới dạng phun sương. Khi rễ cây phát triển đều mới bón phân. Có thể bón phân hữu cơ (có các yếu tố N,P,K). nhiệt độ cao làm tăng sự phát triển dinh dưỡng ở cây lan. Vào mùa nắng, nên tăng lượng phân bón cho cây để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. không nên để cây ở nơi thiếu ánh sáng vì nó sẽ sinh trưởng kém.
Làm giàn trồng hoa lan
Sau khi nghiên cứu bước một, bây giờ là bước thực hiện. muốn trồng phong lan thì phải trồng giàn lan. Đây cũng là một nghệ thuật, phải biết hướng của giàn lan, hướng của gian lan rất là quan trọng. Trước đây, đa số giàn lan đều hợp bằng nẹp tre, nên phải xếp nẹp tre thẳng góc với hướng đi của măt trời để lúc nào cũng có ánh nắng và bóng râm. , chứ không phải muốn xếp hướng nào cũng được. mấy năm gần đây có lưới nên rất tiện lợi, giàn lan không cần theo hướng nữa, mà tùy theo thế đất của mình mà làm giàn lan.
Dù làm giàn lan với quy mô nào, hoặc có sân vườn tư gia vừa phải, hoặc công nghiệp, thì sườn của giàn giống như nền móng của ngôi nha, phải làm cho thật chắc chắn. Trụ đứng phải trồng bằng trụ sắt hoặc trụ betong để đảm bảo dài lâu, có nhiều cây chằng vững chắc để đề phòng trường hợp có gió bão. Cột trụ phải cao độ 3 mét , có thể làm nóc bằng hoặc kiểu như mái nhà., kiểu này thoáng hơn và khi trời mưa, nước dễ thoát, không ứ đọng nước trên nóc giàn. Giàn phải làm 2 tầng, tầng nóc có thể làm bằng nẹp tre dày từ 2.5-3cm, đóng như dát giường, từng miếng dài tùy vào giàn lan, rồi lợp trên đòn tay, nhưng bắt buộc phải xếp thẳng góc với hướng đi của mặt trời. Nếu xếp song song với hướng đi của mặt trời thì chỗ kẻ hở lúc nào cũng có ánh nắng chiếu nóng , làm cháy lá lan.
Tùy theo loại lan trồng mà chừa kẽ hở của các nẹp tre, như trồng Cát lan Cattleya chịu nắng 50%, thì đóng một nẹp rồi bỏ khoảng cách bằng một nẹp. Nếu trồng Hoàng lan Dendrobium chịu được nắng 75%, thì đóng 1 nẹp bỏ khoản các bằng một nẹp rưỡi vv.. Mé mặt trời lặn ( hướng tây ) phải che để ngăn cản bớt nắng chiều rất nóng. Chỉ có Vanda teres, Bò cạp Renanthera chịu được nắng 100%, thì khỏi cần phải che, trồng ngoài trời làm hàng rào cũng được. Nếu trồng lan Hồ Điệp chịu 30% nắng thì đóng 1 nẹp bỏ khoản cách bằng nửa nẹp, lan Hồ Điệp chịu sáng, nhưng ít chịu nắng. Chịu ẩm, nhưng không chịu nước. nếu để nước nhiểu từng giọt lên lá , lá sẽ dễ bị thối úng, cho nên tốt nhất làm giàn lan trồng Hồ Điệp nên lợp bằng tấm nilon trong hoặc bằng tôn sáng.
Ngày nay có bán lưới nilon lợp giàn rất tiện lợi, không cần lo hướng và rất tiết kiệm, ít tốn kém xương đòn tay đỡ nẹp tre, chỉ cần căng vài sợi dây kẽm là lợp lưới được, nhưng phải căng cho thật thẳng, không nên để gió đưa phất phơ. Giàn che phải có hai tầng, tầng nóc để che nắng, tầng dưới dùng để treo phong lan. Tầng này nên gác bằng tầm vông hay ống nước tròn để móc chậu Lan vào. Tuy nhiên có cây gì làm bằng cây đó cũng được. Tầng này cao cỡ 1.8m để đi vào giàn Lan không bị đụng đầu. các cây tầm vông phải gác song song, cách nhau cỡ 20-40cm một cây (tùy vào chậu lan và cây lan lớn hay nhỏ mà ta điều chỉnh khoản cách này, theo kinh nghiệm thì nên giữ làm sao cho mép chậu cách nhau từ 8-10cm), máng các chậu lan cách xa ra để được thông thoáng. Cỡ độ 5-6 khoảng cây tầm vông ta nên chừa một lối đi cỡ 80cm để tiện lợi cho việc chăm sóc. Treo giò Lan phải treo chậu cùng cỡ, móc treo lan độ dài bằng nhau ta nên trồng cùng loại và cùng độ tuổi lan để dễ chăm sóc, bón phân sau này. Treo các chậu lan ngay hàng thẳng lối mới đẹp. Cũng có thể để các chậu Lan trên kệ cao khoảng 80cm , mặt kệ làm bằng lưới sắt chắc chắn, không phải tốn móc treo và tầm vông. Ngoài ra nếu trồng ít, có thể treo dưới gốc cây trước sân nhà hoặc dưới mái hiên, bên cửa sổ cũng được, nhưng nên tránh ánh nắng nóng giữa trưa, lá cây lan cháy nám, làm xấu cây và hoa cũng mau bị héo tàn. Cái khó là tránh các giọt nước mưa nhiểu liên tục trên lá cây lan, nhất là lan Hồ Điệp, dễ bị thối úng. Giàn lan Hồ Điệp nên che bằng tole nhựa hoặc nilon trong vào những tháng mưa để tránh bệnh và đủ ánh sáng.
Ảnh minh họa nguồn internet
Vị trí giàn trồng hoa lan
Vị trí giàn lan cũng rất quan trọng, nói chung là môi trường tiểu khí hậu nơi ta trồng lan. Nếu có nhiều đất đai thì làm giàn lan với quy mô lớn, chọn nơi có nguồn nước tốt, thông thoáng, gần bờ sông, hoặc chung quanh vườn có nhiều ao hồ để cho môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ. ở các thành phố đất đai chật hẹp , làm giàn lan không được thông gió lắm vì chung quanh bị nhà cửa bao bọc, nếu làm giàn lan trên sân thượng thì bị nhiều gió và nắng, nắng rọi xuống nền rồi phản chiếu trở lên làm cho cây lan mau bị khô, vì lí do đó nên làm giàn lan trên sân thượng nên lợp mái hai lớp dưới. và dựng vách hướng mặt trời lặn ( hướng tây ) 1 lớp lưới để giảm nắng, cản bớt gió. Phía dưới nền các bạn nên lót bằng nilon bỏ trải một lớp cát dầy 3cm để giữ ẩm cho dàn lan. Vì vậy, trồng lan ở trong thành phố cực khổ hơn nhiều. tuy nhiên ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được, ở trước sân nhà, trên sân thượng , cốt yếu là phải tạo cho được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan, như làm vòi phun sương, tưới nhiều lần hơn để giữ ẩm..vv..
Ảnh minh họa nguồn internet