1. Cố định lượng thức ăn và thời gian ăn uống
Thực phẩm là yếu tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến đường huyết, do đó, chế độ ăn uống của người bệnh cần có sự ổn định, thậm chí là cố định.
Cụ thể, bữa sáng của tất cả các ngày sẽ có lượng carbohydrate như nhau, tương tự với bữa trưa, bữa tối và bữa phụ. Người tiểu đường nên ăn từ 45 - 60g carbohydrate cho mỗi bữa chính, từ 15 - 30g carbohydrate cho mỗi bữa nhẹ.
Đồng thời, các bữa ăn cần diễn ra vào cùng một khung giờ mỗi ngày, sao cho phù hợp với việc sử dụng thuốc hoặc tiêm insulin.
Tuy nhiên, nếu muốn thêm nước mía 240ml vào chế độ ăn uống, bệnh nhân cần giảm 27.51g carbohydrate trong các bữa ăn khác. Để hiểu rõ hơn về việc sử dụng nước mía cho người bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo tại bài viết bệnh tiểu đường có uống nước mía được không?.
Bệnh nhân tiểu đường nên cố định lượng thức ăn và thời gian ăn uống để giữ ổn định đường huyết
2. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể người bệnh bị mất cân bằng do lượng đường trong máu quá cao, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Để lấy lại sự cân bằng, chúng ta cần cắt giảm lượng đường, tinh bột và chất béo có hại, đồng thời bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng.
Một chế độ ăn uống cân bằng nên cung cấp khoảng 60 - 70% tổng lượng calo từ carbohydrate, 10 - 12% từ protein, 20 - 25% tổng lượng calo từ chất béo, còn lại là vitamin và khoáng chất khác.
Trong mỗi bữa ăn, cần chú ý đến lượng carbohydrate - chất dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết.
Chẳng hạn, người bệnh cần ưu tiên giảm thiểu lượng đường nạp vào cơ thể, chỉ nên tiêu thụ khoảng 30g đường/ngày và tăng cường khoảng 20 - 50g chất xơ/ngày.
Ngoài ra, trong nhóm tinh bột, chúng ta cần phân biệt tinh bột đơn và tinh bột phức hợp.
- Tinh bột đơn: Có trong các loại thực phẩm như sữa, đường ăn, kẹo, nước ngọt, siro,... Những thực phẩm này được tiêu hóa nhanh chóng, khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, gây hại cho người tiểu đường.
- Tinh bột phức hợp: Có trong các loại thực phẩm như các loại đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc. Những thực phẩm này được tiêu hóa chậm hơn, giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, cung cấp năng lượng bền vững cho cơ thể.
Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần ưu tiên lựa chọn tinh bột phức hợp thay vì tinh bột đơn.
Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng cũng như giảm thiểu lượng đường nạp vào cơ thể
3. Tăng cường chất xơ
Chất xơ không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn có lợi cho việc ổn định mỡ máu và huyết áp – những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhân tiểu đường.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ mà người bệnh có thể bổ sung như: các loại đậu, bông cải xanh, atiso, lê,...
Tuy nhiên, việc tăng cường chất xơ cần được thực hiện một cách khoa học. Mặc dù chất xơ rất tốt, nhưng liều lượng tiêu thụ mỗi ngày cần được kiểm soát. Tiêu thụ quá nhiều chất xơ có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, dẫn đến táo bón, rối loạn đường ruột, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ protein.
Lượng chất xơ tiêu chuẩn cho một người trưởng thành được khuyến nghị trong khoảng 20 - 50g mỗi ngày, không nên vượt quá mức này.
Người bệnh tiểu đường nên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống
4. Sử dụng phương pháp nấu ăn lành mạnh
Việc nấu ăn đơn giản là chìa khóa để giữ trọn vẹn dưỡng chất trong thực phẩm. Phương pháp nấu ăn lành mạnh thường không qua nhiều bước chế biến, hạn chế gia vị và ưu tiên các loại gia vị tự nhiên.
- Sử dụng các phương pháp chế biến ít dầu mỡ: Ưu tiên các phương pháp nấu ăn như chần, hấp, luộc, nướng,... hạn chế áp chảo, chiên ngập dầu,...
- Sử dụng dầu thực vật thay động vật: Ưu tiên lựa chọn dầu đậu phộng, dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu hướng dương,… và tránh sử dụng mỡ, da của các loại thịt,...
- Sử dụng nhiều gia vị tự nhiên và hạn chế gia vị chế biến sẵn: Chọn các gia vị tự nhiên như gừng, hành lá, tỏi, tiêu bột, nước chanh, giấm,... tránh gia vị chế biến sẵn chứa nhiều natri.
- Giảm gia vị có đường: Hạn chế sử dụng gia vị có đường như tương cà, mật ong,... Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng mật ong, bạn nên tìm hiểu về liều lượng phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường tại bài viết mật ong với người bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn phương pháp nấu ăn lành mạnh, hạn chế dầu mỡ và gia vị được chế biến sẵn
5. Tạo kế hoạch dinh dưỡng cá nhân
Mặc dù cùng chung mục tiêu kiểm soát bệnh tiểu đường nhưng mỗi người lại có thể trạng, sức khỏe và phản ứng với thuốc khác nhau. Chính vì vậy, chế độ ăn uống cũng nên được thiết kế riêng, phù hợp với từng cá nhân.
Nguyên tắc này không có nghĩa là bạn phải tạo ra một kế hoạch dinh dưỡng hoàn toàn mới, khác biệt với mọi người. Thay vào đó, nó khuyến khích bạn không nên áp dụng một cách máy móc chế độ ăn uống của người khác. Hãy tham khảo, học hỏi nhưng đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng sức khỏe, thể trạng và quá trình điều trị của riêng bệnh nhân.
Người bệnh có thể tự theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên để nhận biết rõ ràng tác động của từng loại thực phẩm đối với cơ thể, từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể nhờ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn để xây dựng một kế hoạch dinh dưỡng cá nhân hóa, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn dinh dưỡng trong việc xây dựng kế hoạch ăn uống
Bên cạnh việc tuân theo nguyên tắc ăn uống trên, người bệnh tiểu đường nên bổ sung sữa Glucare Gold với công thức Hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm và chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng giúp người bệnh cân bằng cũng như kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung sữa Glucare Gold
5 nguyên tắc trên được thiết lập không chỉ để định hình chế độ ăn uống mà còn là lời nhắc nhở cho bệnh nhân về cách chăm sóc và cải thiện sức khỏe bản thân. Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sẽ giúp người bệnh ổn định đường huyết hiệu quả, tăng cường hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng trong tương lai.