Nhà báo Vương Xuân Nguyên: Xin chào chị! Tôi được biết đoàn chị vừa có chuyến thăm quan tại Triển lãm Cây cảnh nghệ thuật tại Việt Nam về. Chị có thể cho biết cảm nhận về cuộc triển lãm này được không ạ?
Willya: Tôi và các thành viên trong đoàn rất ấn tượng về các tác phẩm được trưng bày ở đây. Chúng rất tuyệt vời! Triển lãm rất đa dạng về chủng loại tác phẩm cũng như các trường phái Bonsai nổi bật trên thế giới. Tôi thấy đây là một cuộc triển lãm xứng tầm khu vực và thế giới. Ở đất nước chúng tôi thường tổ chức những cuộc triển lãm trong nhà cũng chỉ có vài chục tác phẩm còn lại thường được giới thiệu bằng hình ảnh.
Nhà báo Vương Xuân Nguyên (bên trái) đang trao đổi với Nghệ nhân Willya
Nhà báo Vương Xuân Nguyên: Tôi cũng nghĩ như bạn. Vậy sau khi thăm quan Triển lãm Cây cảnh nghệ thuật và thăm một số vườn cây cảnh của một số nghệ nhân ở Thủ đô Hà Nội bạn có nhận xét gì về cây cảnh nghệ thuật của Việt Nam?
Willya: Các bạn đã đạt những bước tiến khá xa trên bầu trời nghệ thuật Bonsai Quốc tế. Ở nước tôi, người ta bắt gặp khá nhiều phong cách Bonsai Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan...nhưng tất cả chúng rất công thức. Nhưng ở đây chúng tôi bắt gặp một trường phái nghệ thuật bonsai giàu cảm xúc và rất có bản sắc riêng. Tôi sẽ tìm cách đưa những tác phẩm mang phong cách Việt Nam làm phong phú bộ sưu tập của mình. Thế giới nên biết đến Bonsai Việt Nam như biết tới tà áo dài duyên dáng của sứ sở này. Tôi yêu những gì khác biệt có hệ thống và có ý tưởng sâu sắc từ những nghệ nhân Bonsai Việt Nam...
Nhà báo Vương Xuân Nguyên: Bạn nghĩ như thế nào khi một số người cho rằng Việt Nam cần thay đổi cách chơi Bonsai theo phong cách truyền thống Việt Nam sang chơi phong cách Bonsai Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...cho hợp trào lưu phong cách hội nhập?
Willya: Đây là lối tư duy phong trào, chạy theo thị trường. Nếu bạn cứ chạy theo cách làm của người khác thì bạn không bao giờ vượt được người ta. Giao lưu là cần thiết nhưng sự khác biệt mới tạo ra sự hấp dẫn. Bạn có thể xây mô phỏng Kim Tự Tháp của Ai Cập ở đất nước của bạn. Nhưng chính bạn và bạn bè của mình chỉ đến một lần còn lại về lâu dài bạn vẫn khát khao được đến với Kim Tự Tháp thật ở quê hương của nó. Văn hóa là thứ không thể bắt chước hay sao chép được. Ở nước bạn có những mái nhà cổ Bắc Bộ những công trình đặc trưng. Đó là những thứ không ai có thể sao chép được. Các bạn nên đứng và đi trên đôi chân của mình và hãy từ bỏ suy nghĩ rằng mình sẽ đuổi kịp người khác khi mình đi trên đôi chân của người ta...
Một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật ấn tượng
Nhà báo Vương Xuân Nguyên: Tôi rất lấy làm tiếc vì chưa biết nhiều về nền cây cảnh của Israel. Vậy nhân đây chị có thể vui lòng giới thiệu đôi chút được không?
Willya: Ồ! Tất nhiên rồi...! Rất hoan nghênh vì được anh quan tâm. Còn gì tuyệt vời hơn! Ở đất nước chúng tôi, vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ chính là yếu tố then chốt giúp thay đổi bộ mặt của sản xuất nông nghiệp nói chung và trong Bonsai nói riêng. Các trường phái Bonsai của nhiều nước trên thế giới khi vào đất nước chúng tôi được khoa học công nghệ làm cho chuyên nghiệp hóa. Bạn có thể thấy những thiết bị đo độ ẩm đến những thiết bị cắt tỉa cũng được tự động hóa rất cao. Điều này cũng chưa thật hay đối với công việc nghệ thuật...Giờ đây anh cũng có thể chỉ cho tôi điểm khác biệt cơ bản của cây cảnh nghệ thuật Việt Nam và Bonsai của nhiều nước rồi chứ?
Nhà báo Vương Xuân Nguyên: Tại sao lại không nhỉ!? Như các bạn biết người Việt rất trọng sự tinh tế trong sáng tạo nghệ thuật, coi trọng chất lượng hơn số lượng với quan điểm chủ đạo là "Quý hồ tinh bất quý hồ đa". Bạn có thể thấy đàn một dây, chùa một cột, cầu một nhịp...nhưng riêng cây cảnh thì lại thích "Cây cao bóng cả", kích thước không quá nhỏ. Điều này xuất phát từ văn hóa, người Việt chúng tôi coi cây là "Thần mộc", yếu tố văn hóa tâm linh gắn liền với cuộc sống gần gũi với người mẹ thiên nhiên vừa dịu dàng như những dòng suối mát vừa dữ dội đến hung tàn khi nóng giận.
Thú chơi cây cảnh có từ rất xa xưa không ai rõ tự khi nào nhưng cách đây hơn 800 năm có một vị Vua ban ruộng đất cho Thái úy Tô Trung Tự lập vùng đất chuyên trồng hoa cây cảnh ở Thành Nam cách Thủ đô Hà Nội khoảng hơn 100 km về phía Nam. Cây cảnh trở thành một tác phẩm nghệ thuật mang những tư tưởng thiên luân thế giáo do con người gửi gắm. Nó vừa là tiểu vũ trụ hòa hợp giữa Thiên - Địa - Nhân hợp nhất vừa chịu ảnh hưởng bởi những triết luận của Nho Gia, Đạo Lão, Phật Giáo, Âm Dương Ngũ Hành... của phương Đông. Phần bệ rễ tượng trưng cho tổ tông nguồn cội; Phần thân trong phạm trù "Tứ thân phụ mẫu", bậc sinh thành; Phần tay cành tượng trưng cho "anh em như thể chân tay"; Phần bông, dăm, lá, hoa, quả tượng trưng cho con, cháu chắt...Vì thế một tác phẩm mang những ước vọng một của gia đình thuần Việt có sự hài hòa giữa các bộ phận để tạo nên vẻ đẹp tổng thể. Tựu chung lại ở các yếu tố: "Phô thân, khoe lá, lộ căn. Cổ - Linh - Tinh - Tú, kỹ dăm đẹp tàn"...
XEM NGAY: Thi công cảnh quan văn phòng tại Hà Nội
Nhà báo Vương Xuân Nguyên (bên trái) đang chia sẻ về nghệ thuật tạo hình cây cảnh với nghệ nhân Úc
Willya: Thật hấp dẫn quá đi thôi! Ở chúng tôi thì thực dụng hơn, đơn giản hơn chỉ mô phỏng theo thiên nhiên, giống tự nhiên là quý lắm rồi. Tôi thay mặt đoàn cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị ngày hôm nay. Rất hi vọng chúng ta sẽ sớm gặp lại và bàn tiếp về Bonsai!
Nhà báo Vương Xuân Nguyên: Tôi cũng muốn nói như vậy với bạn! Chúc bạn và các bạn của mình có những ngày thật tuyệt vời trên quê hương của chúng tôi.
Nghệ nhân Quốc tế và Nhà báo Vương Xuân Nguyên bên một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật của Việt Nam
Journalist Vuong Xuan Nguyen: Hello! I got to know that you had had a chance to visit Viet Nam Ornamental Plant Exhibition. Can you tell me about the exhibition?
Willya: I and the members of the delegation were very impressed with the works displayed there. They are awesome! The exhibition features a wide variety of works as well as prominent Bonsai schools in the world. I see this as an exhibition worthy of the region and the world. In our country, the indoor exhibitions only have a few dozen works that are often presented by pictures.
Journalist Vuong Xuan Nguyen: I also feel that way. So after attending Viet Nam Ornamental Plant Exhibition and visiting some bonsai gardens of some artisans in Hanoi, what do you think about the ornamental bonsai of Vietnam??
Willya: You have made great strides in the art of international bonsai. In my country, people have come across many bonsai styles of Japan, China, South Korea, Thailand ... but all of them are very traditional. But here we come across an art of bonsai that is rich in emotion with a very own identity. I will try to bring Vietnamese-style works to enrich my collection. The world should know about Bonsai Vietnam just like knowing about the charming ao dai of this land. I love the systematic differences and deep ideas from Vietnamese bonsai artisans...
Nhà báo Vương Xuân Nguyên (bên trải) đang báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc về một số thành tựu Sinh Vật Cảnh Việt Nam
Journalist Vuong Xuan Nguyen: What do you think when some people think that Vietnam needs to change its traditional Bonsai style to that of Japan, South Korea, China,etc. for catching up with the trend?
Willya: This is the trendy way of thinking, following the market. If you keep following others, you will never surpass them. Exchange is necessary but new differences create attraction. You can build a model of the Egyptian pyramid in your country. But you and your friends only come visit for once while in the long run you still desire to come to the true pyramid in its hometown. Culture is something that can not be imitated or copied. In your country, the ancient Northern roofs are the typical works. These are things that nobody can copy. You should stand and walk on your feet and give up the thought that you will catch up with others as you walk on their feet…
Journalist Vuong Xuan Nguyen: I am very sorry for not knowing much about the background of Israel's ornamental plants. Could you please introduce me a bit?
Willya: Of course...! You're very welcome for showing interest. What could be more amazing? In our country, the appliance of science and technology is a key factor in changing the face of agricultural production in general and in bonsai in particular. The Bonsai schools of many countries in the world when entering our country have become professional through science and technology. You can see that the humidity measuring devices to the trimmers are also very automated. This is not good for the work of art ... Now you can see the basic difference of Vietnamese bonsai and Bonsai in many countries?
Cây cảnh nghệ thuật Việt Nam có sức hấp dẫn lớn với bạn bè quốc tế
Journalist Vuong Xuan Nguyen: Why not !? As you know, Vietnamese people are very serious in creating art, paying more attention to quality than the quantity with the main view of "Never too much of the good thing". You can see a one-string instrument, one-pillar pagoda, one-span bridge ... but for ornamental plants, people like "Life-time tree", with not too small size. This comes from the culture, we Vietnamese consider the tree is "the god of wood", spiritual cultural elements attached to life close to the mother nature, as gentle as the stream but fierce when angry. The ornamental plant art has been around for so long that nobody knows when. Over 800 years ago, there was a king who gave the land to Thai To Trung Tu to establish an area for raising flowers and plants in Thanh Nam, about 100 km south from Hanoi. Ornamental plants has become a work of art with the concept of heavenly teaching instilled by humans. It is a small cosmic harmony between Heaven - Earth - Humanity and is influenced by the philosophies of Confucianism, Taoism, Buddhism, Yin Yang and the Five Elements, etc. of the East. The root represents the origin; The body means the parents; The branch symbolizes the siblings; The flowers, chips, leaves, flowers, fruit symbolizes children, grandchildren ... So a work of aspirations of a pure Vietnamese family has the harmony between the parts to create the overall beauty . Together gather in the elements of "Showing the body, the leaves, reveal the core. Co - Linh - Tinh - Tu, the true beauty"...
Willya: It's so fascinating! We are s more practical, simpler, just mere simulation of nature, natural is very precious. On behalf of the delegation, I'd like to thank you for the interesting conversation today. We hope to see you again soon and discuss Bonsai art!
Journalist Vuong Xuan Nguyen: The same to you! We wish you and your friends a wonderful day in our homeland.