Nguyễn Trung Thành: Hành trình “nâng tầm” giá trị nghệ thuật thủ công truyền thống Việt Nam

01/12/2021 12:29

Từ khát vọng đem tạo ra giá trị cho cộng đồng, Nguyễn Trung Thành đã nghiên cứu để cho ra đời một chiến lược mang tính đột phá, tạo dựng giá trị xứng tầm cho nghệ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam.

Từng có hơn 15 năm kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh, quản lý ở nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, marketing… đã giúp Nguyễn Trung Thành tích lũy vốn sống và đạt được những thành quả nhất định.

Nhưng nếu chỉ làm giàu cho bản thân không phải là sứ mệnh và ước mơ mà Nguyễn Trung Thành theo đuổi để hướng tới. Câu hỏi khiến anh luôn trăn trở nhất chính là: "Mình có thể tạo dựng được giá trị gì?".

Từ đó, Nguyễn Trung Thành bắt đầu tự nhận thức bản thân để tìm con đường mình muốn đi, sẽ đi nhằm tạo dựng giá trị cho cộng đồng thông qua cuộc "cách mạng" tại các làng nghề truyền thống của Việt Nam.

chien-luoc01-14263547-1638287040.jpg

Nguyễn Trung Thành: Hành trình “nâng tầm” giá trị nghệ thuật thủ công truyền thống Việt Nam

Quyết định bắt đầu lại là một lĩnh vực hoàn toàn mới, anh cũng đắn đo, suy nghĩ nhiều ngày. Tuy nhiên, chỉ có làng nghề thủ công truyền thống là chưa có ai thực sự đi sâu khai thác. "Khi mình đi vào lĩnh vực cụ thể sẽ dành thời gian nghiên cứu sâu hơn, cẩn trọng hơn", Nguyễn Trung Thành kể lại.

Bước vào địa hạt mới, Nguyễn Trung Thành hiểu rõ không thể rập khuôn theo mớ lý thuyết sáo rỗng và làm theo những mô hình khởi nghiệp trong sách vở mà chỉ có thể dựa vào kiến thức thực tế, kinh nghiệm và sự kiên trì mới giúp mình đứng vững để thành công.

Lên kế hoạch cụ thể, anh cùng một số cộng sự tâm huyết bắt tay vào thực hiện sứ mệnh của mình thông qua "Dự án 1102". Dự án nhằm tôn vinh những đóng góp của những nghệ nhân trong việc gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống; những tinh hoa của các làng nghề tại Việt Nam.

Ngày 12/12/2014, lần đầu tiên hàng trăm nghệ nhân nổi tiếng - những "báu vật nhân văn sống" của các làng nghề truyền thống trên khắp cả nước như gốm Bát Tràng, dát vàng Kiêu Kỵ, sơn mài Hạ Thái, khảm trai Chuôn Ngọ....được mời tham dự một cuộc hội thảo tại Hà Nội cùng các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực văn hoá, lịch sử, khảo cổ.

Tại hội thảo này, những tâm tư nguyện vọng và ý kiến đóng góp của các nghệ nhân đã được Nguyễn Trung Thành và các cộng sự của mình lắng nghe, ghi nhận, phân tích một cách cẩn thận, đầy đủ nhằm tìm ra hướng đi cho các làng nghề truyền thống đang dần bị mai một, lãng quên.

chien-luoc04-13453139-1638287099.jpg

Doanh nhân Nguyễn Trung Thành, người nặng lòng với sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

"Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là tinh hoa văn hóa của dân tộc, đó chính là tài nguyên vô giá trong việc phát triển kinh tế, quảng bá văn hóa dân tộc. Làm thế nào để sản phẩm của làng nghề trở thành sản phẩm mang đậm văn hóa của dân tộc, đòi hỏi sự sáng tạo nghiêm túc của các nghệ nhân" - ông Nguyễn Khắc Lợi - Phó Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao du lịch Hà Nội chia sẻ tại hội nghị khi đó.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người cho rằng câu chuyện sẽ chìm vào quên lãng như bao nhiêu cuộc hội thảo vô thưởng vô phạt khác, Nguyễn Trung Thành đã nghiên cứu để cho ra đời một chiến lược mang tính đột phá, tạo dựng giá trị xứng tầm cho nghệ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam.

"Suy nghĩ sáng tạo - kế hoạch cụ thể - hành động quyết liệt" được thể hiện rõ nét trong tính cách làm việc của Nguyễn Trung Thành khi chỉ hơn 1 tháng sau cuộc hội thảo trên lý thuyết đó, ngày 19/1/2015 "Dự án 1102" của anh đã cho ra đời sản phẩm quà tặng thủ công mỹ nghệ mang tên Kỳ Linh Ất Mùi.

Đây là tác phẩm "độc nhất vô nhị" hội tụ tinh hoa của nghệ nhân của các làng nghề thủ công mỹ nghệ có truyền thống hàng ngàn năm lịch sử đất kinh kỳ Thăng Long là làng gốm Bát Tràng và làng dát vàng Kiêu Kỵ cùng chế tác nên.

Ngay sau khi xuất hiện, Kỳ Linh Ất Mùi đã tạo "tiếng vang" rất lớn bởi ngoài quy trình chế tác nghiêm ngặt, tính thẩm mỹ văn hóa thì đây là đầu tiên có sự kết hợp độc đáo giữa gốm và vàng trên một tác phẩm quà tặng trong dịp Tết Nguyên đán.

chien-luoc07-13562216-1638287190.jpg

Doanh nhân Nguyễn Trung Thành còn là người truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Từ đó đến nay, trong suốt 8 năm qua bộ sưu tập "Kỳ Linh" đã trở thành thương hiệu quà tặng "độc nhất vô nhị" trên thị trường quà tết được đông đảo công chúng đón chờ mỗi dịp Tết đến xuân về.

Thời gian đầu triển khai, tiếp cận với các làng nghề truyền thống để thực hiện dự án của mình, Nguyễn Trung Thành đã nhận ra rất nhiều "rào cản" khiến giá trị của nghệ thuật thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa thế "cất cánh". Trong đó, hai yếu tố cốt lõi đó là: nguồn nhân lực và sự sáng tạo.

"Những thế hệ trẻ gần như "quay lưng" với nghề truyền thống của cha ông dẫn tới "chảy máu" nguồn nhân lực. Ngoài ra mẫu mã thì nghèo nàn, sao chép lẫn nhau và không có sự sáng tạo khiến giá trị kinh tế của các sản phẩm thủ công truyền thống không cao", anh nhận định.

Năm 2015, Nguyễn Trung Thành và các cộng sự bắt đầu đặt chân lên làng gốm cổ truyền Bát Tràng (Hà Nội). Thời gian đầu, rất nhiều người ở đây có tâm lý dè chừng vì nghĩ rằng anh đến để sản xuất gốm và trong tương lai sẽ trở thành "đối thủ" cạnh tranh công việc làm ăn của họ. Tuy nhiên, chỉ sau nửa năm những ánh mắt và suy nghĩ mọi người đều đã thay đổi. Họ từ chỗ nghi ngờ, dè chừng chuyển sang tin tưởng rồi đề xuất được hợp tác để phát triển.

"Làm cách nào mà anh đã khiến mọi người từ nghi ngờ chuyển sang tin tưởng hợp tác?", tôi hỏi. "Cách tốt nhất để xóa tan sự nghi ngờ là hành động để chứng minh", Nguyễn Trung Thành chia sẻ.

Quả thực, niềm tin chỉ được xây dựng trên nền tảng của hành động và cần thời gian để chứng minh. Với những bước đi tiên phong, mang tính đột phá dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp sản xuất, kinh doanh và tiếp thị đúng hướng, chuyên nghiệp của Nguyễn Trung Thành đã khiến đông đảo các nghệ nhân tại làng nghề Bát Tràng hưởng ứng, ủng hộ.

chien-luoc10-14102026-1638287263.jpg

Doanh nhân Nguyễn Trung Thành luôn đề cao trách nhiệm cộng đồng của doanh nhân

Từ đây, các mô hình kinh doanh kiến tạo cùng sự xuất hiện của hàng loạt những thương hiệu độc đáo mang đậm "dấu ấn" của Nguyễn Trung Thành bắt đầu được triển khai và "phủ sóng" khắp trên cả nước.

"Nguồn cảm hứng" và "sự sáng tạo" là cảm nhận và đánh giá của bất cứ ai khi tiếp xúc, làm việc với Nguyễn Trung Thành. Đặc biệt là sự sáng tạo của anh gần như không có giới hạn. Điều đó được minh chứng rõ nét nhất khi chỉ trong một thời gian ngắn hàng loạt dự án, mô hình kinh doanh mà Nguyễn Trung Thành kiến tạo và phát triển đã thành công.

Bất cứ một chương trình hoặc sản phẩm nào qua bàn tay sáng tạo của Nguyễn Trung Thành chỉ gói gọn trong hai từ “độc” và “lạ” khiến người khác không thể hình dung hoặc đoán trước được. Tất cả đều là “độc nhất vô nhị” mang đậm dấu ấn cá nhân anh mà không một trường lớp, sách vở nào từng ghi chép, giảng dạy.

Tháng 9/2015, thương hiệu gốm tâm linh Gia Tộc Việt bắt đầu khai trương cơ sở đầu tiên tại Hà Đông (Hà Nội). Chỉ sau 5 tháng, đã có hơn 20 cơ sở nằm trong hệ thống đã hiện diện tại các tỉnh, thành phố. Khi đó bình quân, mỗi tuần 1 cơ sở mới được khai trương.

Đây là mô hình kinh doanh các sản phẩm gốm sứ cao cấp sử dụng và trang trí tại gian thờ của gia đình và các dòng họ. Từ đây, hàng loạt các dòng men cổ nổi tiếng trong lịch sử của làng nghề Bát Tràng bắt đầu bước vào một thời kỳ vàng son mới góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa Việt.

thanh111-1638287402.jpg

Gần đây doanh nhân Nguyễn Trung Thành dành nhiều tâm huyết cho hoạt động chuyển đổi số

Năm 2018, mô hình khởi nghiệp từ kinh doanh gốm sứ gia dụng mang thương hiệu Bát Tràng Family chính thức được anh cho ra mắt và đến nay đã có hơn 100 cơ sở trên toàn quốc. Thời gian đầu triển khai, anh tốn khá nhiều thời gian công sức mới có thể quản lý vận hành, khai thác khách hàng. Tuy nhiên khi đã vào quỹ đạo, mọi thứ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả đến bất ngờ.

Năm 2020, Liên hiệp HTX OCOP Việt Nam được Nguyễn Trung Thành sáng lập và triển khai với sứ mệnh đồng hành cùng thanh niên, người nông dân để hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và truyền thông tiếp thị cho các sản phẩm

“Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm nên rất cần những giải pháp hiệu quả hơn nữa để chương trình trở thành động lực kinh tế trọng tâm ở nông thôn", Nguyễn Trung Thành chia sẻ.

Đầu năm 2021, Nguyễn Trung Thành tiếp tục thành lập Viện Nghiên cứu và Chuyển đổi số ASEAN để xây dựng và đào tạo, chuyển giao công nghệ phát triển kinh tế cho cá nhân, gia đình và xã hội nhằm hình thành hệ sinh thái trên môi trường số. Đây được xem là lời giải cho "bài toán" về nguồn nhân lực có tri thức và trình độ cao tại các làng nghề truyền thống hiện nay đang thiếu.

Tròn 8 năm bước vào "địa hạt mới", thành quả mà Nguyễn Trung Thành gặt hái được sau những nỗ lực, sáng tạo không biết mệt mỏi là sự dịch chuyển rõ nét của lực lượng lao động trẻ trở về với làng nghề truyền thống. Anh được xem như người “truyền cảm hứng” giúp họ là nắm bắt được cơ hội làm chủ để thành công tại chính quê hương.

thanh1-1638287572.jpgHiện tại Doanh nhân Nguyễn Trung Thành đang dành nhiều tâm huyết cho hoạt động phát triển du lịch làng gốm Bát Tràng - Hà Nội

Tuy nhiên, anh cũng nhận ra "điểm yếu" cản bước thành công của các bạn trẻ khi lựa chọn khởi nghiệp trên quê hương là họ thường thừa nhiệt huyết nhưng lại thiếu đi sự kiên trì. "Không có lối tắt nào để thành công cả, chỉ có kiên trì và nỗ lực sáng tạo mới giúp mình tới đích", Nguyễn Trung Thành chiêm nghiệm.

Trong tương lai, Nguyễn Trung Thành đặt mục tiêu sẽ tạo dựng giá trị xứng tầm cho nghệ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam để vươn ra thế giới và sẽ có những thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton (Pháp); Patek Philippe (Thụy Sĩ);...

Để thực hiện được mục tiêu đầy tham vọng này, anh cho rằng với sự lên ngôi của các nền tảng công nghệ như hiện nay thì cơ hội mở ra "cánh cửa" với thế giới là việc hoàn toàn khả thi.

"Sự ra đời của mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống đã là một câu chuyện khi chứa đựng trong đó là trí tuệ - tinh hoa - cảm xúc của nghệ nhân Việt Nam. Điều quan trọng nhất là phải biết kể câu chuyện đó để truyền tải đến công chúng", Nguyễn Trung Thành nói.

Dưới đây là một số hình ảnh về doanh nhân Nguyễn Trung Thành

thanh05-1638288525.jpg

thanh1-1638287735.jpg

thanh2-1638287775.jpg

thanh3-1638287819.jpg

thanh4-1638287864.jpg

anhbia11-1638287971.jpg

thanh5-1638287999.jpg

thanh01-1638288343.jpg

thanh03-1638288392.jpg

 

Bạn đang đọc bài viết "Nguyễn Trung Thành: Hành trình “nâng tầm” giá trị nghệ thuật thủ công truyền thống Việt Nam" tại chuyên mục SẢN PHẨM - DỊCH VỤ. Cảm ơn Quý vị đã tìm hiểu những thông tin tư liệu tham khảo về: Tin tức hoạt động của VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG về Khoa học, Kỹ thuật, Hợp tác đầu tư, Dự án, Tri thức, Thời đại, Sản phẩm dịch vụ KHKT do Viện phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://kinhtevadautu.vn/ theo Điều lệ Viện và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.