Trên thực tế hàng hóa đang biến động theo ngày và mọi người đều có thể kiếm lợi nhuận từ giao dịch hàng hóa Với đối tượng tham gia trên thị trường đa dạng từ nhà đầu tư cá nhân , hộ kinh doanh nhỏ lẻ cho đến Hiện nay Việt nam đang mở rộng hoạt động giao thương quốc tế kéo theo nhu cầu về việc sử dụng các kênh trung gian, môi giới giao dịch cho hàng hóa xuất nhập khẩu trên thị trường toàn cầu.
Trên thế giới nói chung những hoạt động giao thương xuất nhập khẩu từ lâu đã được giao dịch trên các hệ thống điện tử, cho phép người tham gia lựa chọn nhiều phương thức thanh toán.Với nhu cầu mở rộng giao thương quốc tế ngày một lớn, việc thúc đẩy phát triển mô hình giao dịch hàng hóa điên tử qua sở giao dịch quốc tế liên thông được xem là bước đi quan trọng để ổn định và minh bạch giá cảcũng như tạo ra kênh đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Giao dịch hàng hóa: Kênh đầu tư tiềm năng của thập kỷ mới
Theo thống kê của các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới cho thấy, từ năm 2005 đến nay, giao dịch hàng hóa luôn sôi động và liên tục tăng trưởng cao, vượt cả tốc độ tăng của thị trường chứng khoán. Tính đến nay, thị trường hàng hóa đã chiếm 24% tổng khối lượng giao dịch của các sản phẩm trên thế giới và riêng khu vực châu Á chiếm 56%. Dự đoán trong năm 2020, thị trường hàng hoá tiếp túc mở rộng và thu hút một lượng đầu tư lớn.
Năm 2018, vốn hóa tại sàn giao dịch do Sở giao dịch hàng hóa CME Group (Mỹ) quản lý đạt giá trị 66,06 tỷ USD, với các mặt hàng giao dịch chủ yếu là nông sản, kim loại và năng lượng; giá trị vốn hóa của ICE Futures Europe là 41,6 tỷ USD. Tại châu Á, sàn giao dịch của TOCOM (Nhật Bản) có giá trị vốn hóa gần 2.000 tỷ Yên.
Tại Việt Nam Ngày 9/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 51/2018/NÐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NÐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Một trong những điểm mới quan trọng trong Nghị định 51/2018 là việc mở rộng hình thức của lệnh giao dịch. Theo đó, ngoài yêu cầu bằng văn bản, các hình thức có giá trị tương đương như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định đều được chấp nhận. Ðồng thời, cho phép sở giao dịch hàng hóa được liên thông với nhau trong nước và nước ngoài…
Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương chính thức ký giấy phép số 486/GP-BCT Thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV).
Lợi ích khi tham gia giao dịch hàng hóa
Giao dịch hàng hóa được đánh giá cao về khả năng giảm thiểu tối đa rủi ro cho cả người mua lẫn người bán. Cụ thể:
Đối với người bán: sẽ không cần bận tâm đến mức giá cả biến động trên thị trường và có thể yên tâm tập trung sản xuất để nâng cao sản lượng. Người bán cũng chủ động định giá được các sản phẩm và dự trù được lợi nhuận thu được tránh tình trạng bị ép giá khi vào mùa thu hoạch do giá đã được xác định từ trước.
Đối với người mua: Những người tham gia đầu tư có thể xem giao dịch hàng hóa như một công cụ cân bằng đối ứng giữa mua và bán. Mua một số lượng lớn hàng hóa và có thể thực hiện lệnh bán tương ứng. Do đó, đây là kênh đầu tư tiềm năng để có thể tìm kiếm được sự chênh lệch về giá hàng hóa.
Ngoài tính năng bảo hiểm giá cho người nông dân và doanh nghiệp, đây còn là “sân chơi” hấp dẫn cho các nhà đầu tư với nhiều ưu điểm như tính thanh khoản cao, giao dịch toàn thế giới, pháp lý rõ ràng – minh bạch, sinh lời 2 chiều mua-bán, cơ chế đòn bẫy ký quỹ tốt, chi phí giao dịch thấp,…
Nên giao dịch hàng hóa ở đâu?
Đối với các nhà đầu tư, ngoài viêc lựa chọn các sản phẩm đẻ giao dịch thì yếu tố về lựa chọn đơn vị môi giới để đồng hành trong hoạt động hàng hóa là cần thiếtHiên nay giao dịch hàng hóa tại Việt Nam được tập trung tại Sơ giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Trong đó cóInvestPlus (Công ty Cổ phần Đầu tư và Môi giới hàng hóa InvestPlus) là một trong những thành viên môi giới chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam.
Khi tham gia giao dịch InvestPluskhách hàng có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ chuẩn quốc tế, các báo cáo hàng ngày hữu ích cũng như được trang bị các công cụ giao dịch về tin tức, bot và chiến lược giao dịch hiệu quả.
Với phương châm,
Minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu quả.
Lấy công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển.
Uy tín trong mọi giao dịch và quan hệ với đối tác
InvestPlus đã và đang phục vụ hàng trăm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, đảm bảo các thông tin trên thị trường được cập nhập kịp thời và chính xác giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác.
Để thành công, hãy đầu tư cùng InvestPlus.
Thông tin liên hệ:
Công ty cổ phần Đầu tư và Môi giới hàng hóa InvestPlus
Công ty cổ phần Đầu tư và Môi giới hàng hóa InvestPlus là Thành viên môi giới của sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
Theo quyết định số 58/QĐ/MXV ngày 12/3/2020
Địa chỉ: Tầng 12, Tòa nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3565 9222
Website: https://commo.vn/
Email: info@commo.vn