Vì vậy, CV có vai trò quan trọng trong việc đánh giá ứng viên. Ai cũng muốn mình có một chiếc CV sang xịn mịn để có nhiều cơ hội hơn so với các ứng viên khác, tuy nhiên, không phải ai cũng có những kinh nghiệm làm việc xịn sò và một thành tích học tập thuộc dạng “khủng”. Vậy làm thế nào các bạn trẻ còn ít kinh nghiệm có thể viết CV cho hay và hấp dẫn? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Bố cục của CV
Bố cục của CV sẽ là điều đầu tiên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Với kinh nghiệm ít ỏi nhưng bạn không thể để CV của mình quá trống trải, điều đấy sẽ khiến CV của bạn trở nên thiếu kinh nghiệm. Bạn nên thêm các mục khác có vai trò hỗ trợ cho công việc của bạn để bù cho phần kinh nghiệm còn trống, chi tiết các mục này sẽ được trình bày ngay dưới đây.
(Nguồn: freepik)
Tuy nhiên, bạn cũng không nên trình bày CV dài dòng, được lấp đầy bằng nhiều đoạn văn dài dòng trong khi không có nhiều thông tin hữu ích nào được đưa ra. Trình bày CV như vậy khiến người đọc có ấn tượng xấu và thậm chí còn bị bỏ qua trong khi chưa được xem xét kỹ.
Phần mục tiêu nghề nghiệp
Đây là một trong những mục bạn nên tập trung đầu tư khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Phần mục tiêu nghề nghiệp tốt là phần có thể cho nhà tuyển dụng thấy được định hướng của bạn, những gì bạn có thể mang lại cho công ty và những tiềm năng của bạn. Bạn nên trình bày mục này trong khoảng 2-3 câu ngắn gọn. Một phần mục tiêu nghề nghiệp tốt sẽ giúp bạn gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng vì sự tương thích với công ty, về tính cách và năng lực của bạn.
Phần kỹ năng
Kỹ năng là một phần gần như quan trọng tương tự hoặc hơn phần kinh nghiệm. Bạn có thể là một người chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn có thể là người nhiều kỹ năng. Vì thế, hãy tập trung vào mục này khi bạn có ít kinh nghiệm làm việc. Kỹ năng có hai phần là kỹ năng mềm và kỹ năng cứng, và cả hai phần này đều cần được trau chuốt rất cẩn thận đối với những CV của người mới bắt đầu.
Về phần kỹ năng cứng, ngoài học vấn của bạn, bạn có thể đưa các chứng chỉ bạn tự học thêm bên ngoài, các kỹ năng bạn tự học hoặc các dự án bạn đã từng phụ trách vào để khiến CV của bạn đáng giá hơn.
(Nguồn: freepik)
Về kỹ năng mềm, đây chắc chắn là cứu tinh cho những chiếc CV “mới nhú” vì kỹ năng mềm là phần bạn có thể bổ sung vào với số lượng kha khá. Rất nhiều kỹ năng có thể đưa vào CV nhưng chính bạn lại không biết và bỏ qua kỹ năng đó của mình. Tuy vậy, bạn vẫn nên trung thực với bản thân mình, hãy đưa vào CV những kỹ năng bạn thực sự có thể sử dụng được vì nói dối có thể khiến bạn qua vòng đơn nhưng cũng sẽ không giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn.
Một lời khuyên nho nhỏ dành cho các bạn sinh viên, hãy dành thời gian tích luỹ hai loại kỹ năng trên để có cho mình một background thật tốt khi đi xin việc nhé.
Phần hoạt động ngoại khoá
Đây cũng là một phần ăn điểm đối với những CV của các bạn sinh viên mới ra trường, các hoạt động ngoại khoá và các chứng chỉ kèm theo phản ánh được sự năng động và tính chuyên nghiệp của các bạn. Những hoạt động ngoại khoá được tổ chức bởi những cơ quan, doanh nghiệp hay các tổ chức lớn thường mang lại uy tín nhất định và điều này có thể hữu ích trong CV của bạn.
Nếu bạn vẫn thấy chật vật khi làm CV thì có thể tham khảo các mẫu CV sau, điều này giúp bạn đỡ vất vả mà vẫn có được CV chất lượng, mang lại hiệu quả cao khi xin việc.