Sự ra đời của vắc-xin COVID-19 vào tháng 12 năm 2020 đã làm dấy lên hy vọng tạo khả năng miễn dịch và tránh lây truyền, có thể giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu và nhất là ngành du lịch. Miễn dịch nhờ vắc-xin,cho phép du khách có thể di chuyển qua biên gới mà không phải thực hiện yêu cầu kiểm dịch và thử nghiệm kéo dài. Các quốc gia trên thế giới đã có nhiều nỗ lực để tiến hành tiêm chủng vắc-xin COVID-19, nhưng vẫn còn thiếu những thỏa thuận về hộ chiếu vắc-xin. Mặt khác,“bong bóng” du lịch giữa những nơi có rủi ro COVID-19 thấp hiện rất hiếm và dễ vỡ
Triển khai tiêm chủng vắc-xin là một quá trình tốn thời gian, nhưng lại là hành động có thể thực hiện được ngay và sẽ làm cho nền kinh tế trở nên hiệu quả hơn trong việc mở cửa đi lại. và du lịch. Điều này có thể làm tăng tốc độ phục hồi sau đại dịch mà khu vực rất cần.
Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giới thiệu bài viết của Matthias Helble và Won Hee Cho, hai chuyên gia kinh tế cao cấp của ADB về những hành động cần làm để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và hoạt động du lịch trong bối cảnh triển khai tiêm vắc-xin không đồng đều và những thảo luận đặt ra liên quan đến hộ chiếu vắc-xin. Trong khuôn khổ Diễn đàn, bài viết tổng hợp những nét nổi bật từ bài viết này.
Để đánh giá tác động của tiêm chủng vắc xin Covid-19 đối với du lịch quốc tế ở Châu Á, mở đầu bài viết Matthias Helble và Won Hee Cho cho biết, các nhà phân tích đã tiến hành một nghiên cứu mô phỏng với giả định,việc cấp hộ chiếu vắc-xin được thực hiện và cho phép những người dược tiêm vắc-xin có thể đi du lịch ở phạm vi tương tự như trước khi có đại dịch. Theo đó, ngành du lịch châu Á có khả năng phục hồi sớm nhất vào năm 2023. Nghiên cứu cũng cho thấy, chậm triển khai tiêm chủng trong 06 tháng có thể trì hoãn sự phục hồi của ngành du lịch tới nhiều năm.
Khả năng phục hồi diễn ra không đồng đều, cả về lượng khách du lịch cả đi và đến. Người từ những nền kinh tế triển khai tiêm vắc-xin nhanh chóng và thành công, có thể là những người đầu tiên đi du lịch trở lại. Tương tự, các quốc gia tiêm chủng rộng rãi và nhanh hơn, nhiều khả năng sẽ là những nước đầu tiên mở cửa biên giới cho khách du lịch quốc tế. Để làm được điều này, vấn đề quan trọng là hộ chiếu vắc-xin cho phép đi du lịch quốc tế. Tuy nhiên, những nỗ lực liên chính phủ để đưa ra hộ chiếu vắc-xin vẫn chưa có ở Châu Á. Ở cấp khu vực, các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) mới thảo luận về khả năng có chứng nhận vắc-xin kỹ thuật số vào thời gian tới. Với triển vọng này, rất cần có những nỗ lực bổ sung về hợp tác song phương và khu vực để tạo thuận lợi cho việc đi lại xuyên biên giới cũng như đồng thuận về qui trình hài hòa đối với hộ chiếu vắc-xin trong khu vực.
Malaysia: Du lịch nội địa sẽ giữ chân các doanh nghiệp nhỏ hoạt động (Ảnh: CNA)
Mặc dù tiến bộ tiêm chủng trong khu vực không đồng đều, nhưng Châu Á đang khẩn trương hợp tác để xây dựng một quy trình vắc-xin chung cho việc đi lại xuyên biên giới. Một thẻ thông hành dễ sử dụng, có khả năng chống gian lận và có dưới dạng kỹ thuật số. là cần thiết. Những nỗ lực hội nhập khu vực như thỏa thuận thương mại và hợp đồng kỹ thuật, có thể cung cấp nền tảng để các quốc gia tham gia đàm phán. Ngoài ra, hộ chiếu vắc-xin chung còn làm cho mọi người có thêm động lực để tiêm chủng.
Từ những khảo sát gần đây, các nhà nghiên cứu của ADB cho biết, khách du lịch đang đặt ưu tiên vào những vấn đề sức khỏe và biện pháp an toàn cao. Khảo sát gần đây của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã chỉ ra, 88% hành khách sẵn sàng làm xét nghiệm COVID-19 như một phần của yêu cầu đi lại và 84% cho rằng, cần yêu cầu tất cả mọi hành khách đều phải làm xét nghiệm COVID-19. Các quy trình kiểm tra chung phải phản ánh được mong muốn ngày càng tăng để có tiêu chuẩn sức khỏe cao hơn.
Truy đấu vết được chứng minh là hiệu quả trong phòng chống lại đại dịch như kinh nghiệm rút ra từ Hàn Quốc và CHND Trung Hoa. Do vậy, việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để truy xét dấu vết và việc theo dõi liên hệ cần được thực hiện xuyên biên giới. Để đạt được mục tiêu này, điều quan trọng là Chính phủ các nước phải áp dụng công nghệ kỹ thuật số không chỉ để theo dõi chính xác sự di chuyển của người dân, đáp ứng tiêu chuẩn về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu; mà còn cho phép giao diện trao đổi giữa các quốc gia.
Gần đây, hình thức du lịch quốc tế mới xuất hiện đó là “ bong bóng” du lịch giữa các địa điểm phần lớn không có COVID-19, như Giữa Australia và New Zealand; Singapore-Hong Kong (Trung Quốc), Singapore-Malaysia; và Singapore-Australia… Các chính phủ cần phối hợp để bằng cách nào đó tích hợp được “bong bóng” này với hộ chiếu vắc-xin.
Châu Á và Thái Bình Dương cần đi đầu và việc hài hòa tiêu chuẩn theo quy mô toàn cầu và khu vực cũng cần thời gian. Theo các nhà phân tích, trong thời gian chờ đợi, nhóm các quốc gia Châu Á và Thái Bình Dương cần hợp tác để cùng phát triển các quy trình và thực tiễn tốt nhất trong khu vực. Một lập trường thống nhất và những hướng dẫn nghiêm ngặt về phương thức triển khai hộ chiếu vắc-xin kỹ thuật số và các biện pháp phòng chống COVID-19 liên quan đến du lịch sẽ đóng góp đáng kể vào thành công của kế hoạch phục hồi du lịch. Nó sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại kinh doanh quốc tế, giúp phục hồi hợp tác kinh tế quốc tế nhanh hơn.
Triển khai tiêm vắc-xin là một quá trình tốn thời gian ở cả khu vực và trên toàn cầu, nhưng những hành động có thể thực hiện ngay sẽ làm cho chúng trở nên hiệu quả hơn trong việc mở cửa đi lại và du lịch. Điều đó có thể tăng tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch mà khu vực đang rất cần./.
Địa chỉ liên lạc Lê Thành Ý 19b/668 Đường Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ Hà Nội
Mob 0829848231; Email Lethanhy 05@gmail.com