Trở thành điều dưỡng thực tập tại Nhật Bản và tương lai cơ hội nghề nghiệp bền vững

01/10/2021 20:38

Hàng năm, số lượng điều dưỡng viên phục vụ trong các bệnh viện và viện dưỡng lão ở Nhật Bản luôn thấp ở mức báo động. Chính vì vậy mà Nhật Bản liên tục mở ra các chương trình tuyển dụng điều dưỡng, hộ lý sang Nhật làm việc. Đây liệu có phải là cơ hội mở ra tương lai nghề nghiệp bền vững cho các bạn trẻ muốn xuất khẩu lao động ra nước ngoài?

NHU CẦU NHÂN SỰ LIÊN TỤC ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC MẶT TRỜI MỌC 

Theo số liệu được thông báo gần đây nhất của Nhật Bản, số nhân lực ngành điều dưỡng tại Nhật Bản trong những năm gần đây có sự tăng cao tuy nhiên nhu cầu ngành điều dưỡng tại Nhật luôn trong tình trạng thiếu hụt.

Dân số Nhật Bản thuộc dân số già, trung bình 5 người thì có 1 người từ 70 đến 75 tuổi, trung bình 5 người già sẽ có 1 người bị mất trí hoặc đãng trí. Do đó số lượng điều dưỡng viên tại Nhật luôn có nhu cầu rất lớn về số lượng, chất lượng.

Theo một ước tính được Nhật Bản đưa ra, tình trạng thiếu hụt của quốc gia này có thể kéo dài trong 10 năm tới, Nhật Bản cần 700.000 điều dưỡng và nhân viên chăm sóc, trong khi số lượng người Nhật làm trong lĩnh vực này khoảng 300.000 -400.000 người và thiếu hụt con số tương tự cần phải bổ sung từ nước ngoài, trong đó có nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn từ Việt Nam.Chính phủ Việt Nam cũng đã ký Thỏa thuận khung thừa nhận văn bằng và dịch vụ điều dưỡng nội khối ASEAN và ký Hiệp định đối tác về hợp tác kinh tế với Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Đức trong đó có điều khoản về phái cử điều dưỡng Việt Nam sang lao động, thực tập sinh các nước.

SỨC HÚT CỦA THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TẠI NHẬT 

Nhật Bản được biết đến là một trong ba nền giáo dục hiện đại hàng đầu thế giới, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng vào ngành y tế nước nhà, để cải thiện hơn chất lượng dịch vụ và mang đến cho người bệnh dịch vụ hoàn hảo nhất. Đây thực sự là ngành nghề tiềm năng giúp các bạn điều dưỡng tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm trong môi trường chuyên nghiệp và hiện đại.

Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, mức lương của những điều dưỡng viên đang làm việc tại đây sẽ nằm trong khoảng từ 190.000 đến 230.000 yên/tháng (Quy đổi ra tiền Việt khoảng từ 40 triệu đến 47 triệu VNĐ), thu nhập cao chỉ sau kỹ sư Nhật Bản. Ngoài mức lương cơ bản trên, nếu điều dưỡng viên và hộ lý làm việc có thành tích tốt thì sẽ nhận thêm được nhiều khoản phụ cấp khác tương ứng. Sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, nếu vượt qua kỳ thi điều dưỡng quốc gia và được chính phủ cấp chứng chỉ thì mức lương cơ bản nhận được có thể lên đến con số là 240.000 yên/tháng (tương đương khoảng 51.000.000 VNĐ/tháng). Mức lương của một thực tập điều dưỡng ở Nhật rơi vào mức 30.000.000 – 35.000.000 vnđ/tháng. 

Tuy lương cao là vậy, nhưng Điều dưỡng không hẳn là một công việc quá vất vả tại Nhật Bản khi đây là đất nước nổi tiếng với các phát minh, nghiên cứu khoa học về máy móc, thiết bị trong tất cả các ngành nghề. Trong ngành nghề điều dưỡng cũng vậy. Khi làm việc, điều dưỡng viên sẽ giảm được một phần công việc, robot hỗ trợ di chuyển người bệnh lên xuống xe lăn, giường, phát hiện tình trạng sức khỏe và đưa ra những cảnh báo khi sức khỏe người già có những thay đổi bất thường. Tại Nhật có khá nhiều ứng dụng hỗ trợ chăm sóc, theo dõi sức khỏe của người già và robot với các chức năng linh hoạt có thể hỗ trợ một phần nào đó công việc của các bạn điều dưỡng tại nhà, trung tâm hay viện dưỡng lão...Không chỉ từ cách sử dụng các công cụ, máy móc hiện đại. Mà bạn còn nâng cao được trình độ ngoại ngữ của mình khi thường xuyên giao tiếp với người già, bệnh nhân. Thêm vào đó, bạn chịu được áp lực cao trong công việc, rèn luyện tính nhẫn nại, kiên trì, cẩn thận từ công việc chăm sóc người cao tuổi tại Nhật Bản. Ngoài ra, bạn còn học thêm các bài tập thể dục hay các trò chơi để hướng dẫn người già tập thể dục và thư giãn, giao lưu với nhau. Như vậy, cũng như bạn đang tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và làm cho cuộc sống của người già trở nên thú vị hơn, góp phần tô màu thêm cho cuộc sống ý nghĩa của mình.

Một buổi học chuyên môn ngành điều dưỡng tại trường Trường Trung cấp y khoa Việt Nam 

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI BỀN VỮNG 

Nhật Bản là đất nước có chế độ phúc lợi rất tốt và với ngành đặc thù như điều dưỡng, các bạn sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ cùng mức thu nhập khá cao. Sau 3 -5 năm làm việc tại Nhật, bạn sẽ tích lũy được những kinh nghiệm quý giá trong lĩnh vực điều dưỡng, một khoản tài chính kha khá. Đồng thời, nếu bạn vượt qua kỳ thi điều dưỡng quốc gia hoặc tích lũy 5 năm kinh nghiệm về ngành điều dưỡng, bạn sẽ được cấp visa điều dưỡng viên quốc gia và được phép làm việc lâu dài hoặc vô thời hạn tại Nhật Bản tùy theo nguyện vọng của người lao động. 

Tuy nhiên, sau khi làm việc tại Nhật Bản nếu muốn trở về Việt Nam, cơ hội việc làm trong nước của bạn được đón nhận rất nhiều. Hiện nay tại Việt Nam đã có trường Đại học Điều dưỡng và các bệnh viện đang phát triển khoa điều dưỡng một cách có trọng tâm và chất lượng. Trong tương lai gần với những kế hoạch xây dựng Viện dưỡng lão của Nhật Bản tại Việt Nam, với khả năng tiếng Nhật và bằng cấp Điều dưỡng chuyên nghiệp tại Nhật, bạn sẽ là ứng viên tuyệt vời cho vị trí này.  Ngoài ra, bạn có thể tự thành lập một trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe theo dạng dịch vụ hay trở thành giáo viên tiếng Nhật. Phiên dịch viên cũng là một lựa chọn mới mẻ nếu bạn muốn thử sức trong nhiều lĩnh vực mới. Còn không, bạn vẫn có thể làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc nhà nước nếu bạn muốn. Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam cũng cần bạn. 

Do đó, khi trở về nước, hãy chọn cho bản thân một công việc xứng đáng và phù hợp với năng lực hiện tại của bạn. 




 

Bạn đang đọc bài viết "Trở thành điều dưỡng thực tập tại Nhật Bản và tương lai cơ hội nghề nghiệp bền vững" tại chuyên mục TIN TỨC. Cảm ơn Quý vị đã tìm hiểu những thông tin tư liệu tham khảo về: Tin tức hoạt động của VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG về Khoa học, Kỹ thuật, Hợp tác đầu tư, Dự án, Tri thức, Thời đại, Sản phẩm dịch vụ KHKT do Viện phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://kinhtevadautu.vn/ theo Điều lệ Viện và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.