Điều này là vô cùng sai lầm, khi mà cánh cửa của thời đại 4.0 đã bật mở, “Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công”. Vậy, học nghề có những ưu điểm, lợi thế gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Học nghề học phí thấp, thậm chí là miễn phí
Một trong những điểm đầu tiên được đề cập đến khi học nghề đó chính là việc chi phí để học nghề rất thấp, đặc biệt thích hợp với những người có hoàn cảnh kinh tế không mấy dư giả. Chắc các bạn cũng biết, chi phí học tập cho một sinh viên không chỉ tính tiền học phí, mà còn tính tiền ăn, ở, tiền điện, tiền nước,… Thời gian học càng dài thì những khoản phí sẽ càng phát sinh. Tuy nhiên, thời gian học nghề của một sinh viên sẽ ngắn hơn, ra trường nhanh hơn, do đó những chi phí trong thời gian đi học cũng được giảm đi rất nhiều.
2. Học nghề có thời gian học ngắn
Như đã nói ở trên, một trong những lí do khiến việc học nghề không cần nhiều chi phí kinh tế chính là do thời gian để bạn học nghề rất ngắn. Có ba loại hình dạy nghề là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Thời gian đào tạo các lớp sơ cấp giao động vào khoảng 3 – 6 tháng, Trung cấp thì có thời gian đào tạo giao động vào khoảng 18 – 24. Với các lớp Cao đẳng, con số này cũng chỉ giao động vào khoảng 30 tháng, tức cũng chỉ vào khoảng 2 năm 6 tháng. So với bậc đại học thì thời gian đào tạo ở các bậc học nghề này quả thật là ngắn mà sau khi ra trường vẫn có nghề trong tay và các kỹ năng nghề cơ bản đã thục, thuận lợi cho việc kiếm tiền, và phát triển bản thân với nghề đã được đào tạo..
3. Học nghề sau tốt nghiệp là có việc làm ngay
Với tình trạng nhà nhà, người người học đại học như hiện nay, tuy rằng không thể gọi là xấu, nhưng nó cũng đã khiến cho lượng công nhân ngành cơ khí – hàn, điện tử, CNTT,… giảm xuống rõ rệt. Chính điều này đã trực tiếp tác động lên việc các doanh nghiệp, khiến cho họ luôn “khát” nguồn lao động ở những mảng này, với một mức lương không hề thấp. Chưa kể, chỉ sau một khóa học nghề dài hạn hoặc một vài khóa học nghề ngắn hạn, bạn có thể dễ dàng thành thạo với nghề của mình.
4. Học nghề bỏ áp lực thi cử căng thẳng, mệt mỏi.
Khác với học nghề các bạn học Đại học, sinh viên phải trải qua rất nhiều bài kiểm tra hay những kỳ thi vất vả, mệt mỏi để có thể đỗ được đại học, học được ngành nghề mà mình mong muốn trong khi thậm chí chưa biết rằng mình có năng khiếu, năng lực và khả năng với ngành nghề đó hay không.
Còn đối với các bạn học nghề, thứ duy nhất bạn cần làm chính là đỗ tốt nghiệp THPT và nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành nghề mà bạn muốn học.
Thậm chí, việc vừa học vừa làm của việc học nghề có thể dễ dàng khiến bạn nhận biết được mình có năng khiếu trong ngành nghề này hay không, cũng như thu thập được rất nhiều kinh nghiệm quý giá. Nghe cũng rất tuyệt phải không nào?
5. Học nghề có khả năng tự làm chủ cửa hiệu kinh doanh
Theo ghi nhận của một số trường dạy nghề, rất nhiều bạn sau khi học nghề xong đã về nhà tự mở cửa hàng kinh doanh cho riêng mình. Tuy chỉ là những cửa hàng bán đồ ăn, kinh doanh nhỏ, sửa chữa máy tính, laptop, điện thoại hay sửa điện lạnh,… Nghe thì không quá lớn lao nhưng cũng đã đủ để cho các bạn ấy ổn định được cuộc sống của mình.
6. Có những ngành nghề chỉ được dạy tại cao đẳng nghề
Có một số công việc, ngành nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật, tính chuyên môn chưa cao cũng như quy mô không quá rộng nên vẫn chưa thể được đưa vào giảng dạy ở đại học.
Ví dụ như ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, sửa laptop, máy tính, … Chính vì vậy, một số bạn muốn học cụ thể hay chuyên môn hóa các công việc này thì chỉ có thể học được ở những khóa dạy nghề.
Mặt khác, ở bậc đại học thì những kiến thức sẽ rộng và bao quát hơn rất nhiều. Thậm chí, tính thực tiễn của những kiến thức đó cũng chưa được chắc chắn. Thời gian đào tạo lý thuyết nhiều mang tính hàn lâm, ít thực tiễn.
Học nghề không phải là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, nhưng nó là con đường tốt nhất nếu bạn muốn nắm vững trong tay một ngành nghề nào đó. Tuy không thể chắc chắn về việc có thành công hay không, nhưng việc nắm vững và làm chủ được một ngành nghề có thể đảm bảo cho bạn một tương lai ổn định hơn rất nhiều.