Theo một số ghi nhận, vẫn có tỉ lệ rất nhỏ bệnh nhân sau khi được chẩn đoán là POF vẫn có sự rụng trứng và thụ thai.
Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân bị hiếm muộn vô sinh do nguyên nhân này thì nên tích cực điều trị sớm không nên để chờ tự nhiên vì không thể đoán biết có còn khả năng rụng trứng hay không và thời điểm nào sẽ rụng trứng.
Có rất nhiều phương pháp điều trị được nghiên cứu và thực hiện nhằm hy vọng khả năng phục hồi chức năng của buồng trứng như dùng corticosteroid, oestradiol, clomiphene citrate, gonadotrophins, GnRH đồng vận…đơn thuần hay phối hợp, có thể dùng kèm hay không với HRT.
Đối với các bệnh lý tự miễn, 1 vài trường hợp cũng được ghi nhận là có phục hồi chức năng buồng trứng nếu như đẩy lùi được tình trạng tự miễn và đồng thời kiểm soát tố bệnh lý nội tiết đi kèm.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, tất cả các phương thức điều trị này đều được xem là không có hiệu quả và chưa có sự can thiệp nào khác biệt rõ rệt với các phương pháp khác về sự cải thiện sự phóng noãn cũng như tỉ lệ có thai.
Vậy thì còn có cơ hội nào khác cho các phụ nữ POF có thể mang thai được ngoài việc trông chờ khả năng quá thấp trong quan hệ tự nhiên?
Cho đến thời điểm hiện nay thì thụ tinh ống nghiệm xin trứng được xét đến như là phương pháp cho tỉ lệ thành công cao nhất. Tuy nhiên, cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về thủ tục xin cho trứng theo qui định.
Đối với người bệnh được chẩn đoán là ung thư có thể trữ phôi, trữ trứng trưởng thành hoặc mô buồng trứng. Mô buồng trứng có thể phục hồi chức năng sau khi cấy ghép lại