Chuyển đổi số trong Doanh nghiệp là chuyển đổi gì?
Nếu không phải là nhà nghiên cứu, chuyên gia cố vấn cao cấp, thì đa phần câu trả lời của chúng ta (nôm na) sẽ là “tối đa sử dụng công nghệ/phần mềm/ứng dụng/tự động hóa cho các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là sản xuất và điều hành” và tất nhiên là trong phạm vi nguồn lực tài chính cho phép. Vậy doanh nghiệp quanh ta đang chuyển đổi số như thế nào:
- Công ty tôi mới sắm thêm 1 vài robot để thay thế cho 1 số công đoạn lao động thủ công trong dây chuyền sản xuất- Công ty tôi trang bị phần mềm ABC để quản trị tổng thể từ Lương, Tài chính – Kế toán – Sản xuất – Kho – Bán hàng ….
- Công ty tôi mua và sử dụng Ứng dụng XYZ để giao việc, kiểm soát tiến độ, báo cáo tự động, trao đổi thông tin thường xuyên giữa các nhân viên, các cấp lãnh đạo
- Hay đơn giản mộc mạc hơn nữa là tôi mới trang bị Tele-conference tại phòng họp để anh em nhân viên có thể họp từ xa, trực tuyến, đỡ phải đi lại tốn kém, mà lại thường xuyên hơn.
Chúng ta làm điều này vì theo lời tư vấn/mời gọi của của các đơn vị dịch vụ và sau đó (may quá) thực tế diễn ra cho thấy đúng là thích hơn, tiện hơn và hiệu quả hơn khi giải quyết các vấn đề/vướng mắc mà trước nay hay gặp phải hayđôi khi còn vì “cảm thấy mình bám sát với thời cuộc, doanh nghiệp mình đang thích nghi và chớp cơ hội từ Cuộc cách mạng 4.0.
Vì sao mình lại phải chuyển đổi số, nếu không chuyển đổi số thì có sao không?
Đối diện câu hỏi này, tự dưng thấy băn khoăn quá, thực ra doanh nghiệp mình, tí tẹo nhỏ bé xinh xinh và cuộc cách mạng đấy thì nó vĩ mô bao la ở đâu đó còn xa xa. Nói chung câu trả lời cũng không rõ ràng lắm.
Trong “Cuộc cách mạng công nghệ 4.0” của Klaus Schwab viết năm 2017 (cách đây 5 năm rồi), ông có đề cập đến Chương 3 – Tác động, trong đó 3.1.3 Bản chất việc làm và 3.2.3 Đổi mới trong hợp tác. Đọc thấy đau đầu và lại gấp lại.
Điều cô đọng còn lại là vì cuộc cách mạng này sẽ tạo ra thay đổi và chuyển đổi số trong doanh nghiệptrước tiên là chuyển đổi về cách nghĩ, cách hành xử, là chính sách, là văn hóa cho phù hợp với xu hướng/thời đại mới sẽ sớm/rất sớm xảy ra trong tương lai. Ví dụ đơn giản, khi mà rất nhiều người lao động (NLĐ) (hoặc bạn bè/đồng nghiệp/hàng xóm của họ) có thể thực hiện 1 part-time business (một đơn ship hàng, một cuốc xe grab) ngay sau giờ làm việc; khi mà những chị em tan công sở (thậm chí ngay trong giờ làm việc) vẫn đang điều hành một shop online/cửa hàng chế biến thực phẩm theo order trên mạng thì quan niệm về sự tự chủ thu nhập, quan niệm giữa tiền công/lương hay “thù lao” giữa doanh nghiệp và người lao động cũng thay đổi. Tôi muốn nhận được thù lao chính đáng của mình đúng như thỏa thuận và thoả thuận đó cũng sẽ ngày càng bình đẳng hơn, mang lại nhiều quyền “chính đáng” cho tôi, vì tôi… cũng là một ông chủ tự doanh mà.
Vậy xung quanh ta, doanh nghiệp đang “có những chuyển đổi số gì” trong chính sách điều hành/trong văn hóa doanh nghiệp:
- Thay đổi giờ hành chính, NLĐ có thể có mặt 6 tiếng, 7 tiếng một ngày thay vì phải 8 tiếng, đơn giản là đểhọ linh hoạt đến muộn và về sớm so với cộng đồng xung quanh, tránh được mất 2 tiếng di chuyển trên đường do tắc đường. Công nghệ giờ cho phép NLĐ tiếp tục làm việc (chỉ bằng chiếc smartphone) ngay cả khi ở nhà/quán café hay bất cứ đâu.Hiệu quả mới là quan trọng và niềm vui trong lao động + sức khỏe đảm bảo sẽ tạo ra năng suất.
- Có mặt tại công sở chỉ 5 ngày một tuần, thậm chí 4 ngày thay vì 5.5 ngày hay 6 ngày. Tại UK giờ đây, với rất nhiều ngành nghề công việc, ngày thứ 5 đã là ngày cuối tuần. Người lao động có thêm thời gian chăm sóc ngôi nhà/ gia đình mình và điều thú vị là hiệu quả công việc/năng suất lao động lại còn cao hơn. Khi người lao động hạnh phúc, họ sẽ có nhiều sáng kiến tốt, giúp tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Sẽ không còn việc chậm trả lương dù chỉ 1 ngày bởi những yếu tố “truyền thống - lãng nhách” như: Sếp đi công tác chưa ký, ngân hàng hết giờ giao dịch, bảng tính lương không hoàn thiện kịp thời, ngày phát lương đúng ngày lễ-thứ 7/chủ nhật …. vì dịch vụ chữ ký số, chi hộ 24/7, phần mềm payroll on cloud đã không còn cho phép điều đó xảy ra. Và không còn như xưa, việc chậm trả lương – dù chỉ 1 ngày trở thành một điều gì đó vô cùng “xấu xí”. Thậm chí ở UK một số nước EU, sáng kiến Ứng dụngđể nhân viên theo dõi thu nhập và tiếp cận ngày lương bất cứ khi nào muốn thông qua 1 cú chạm màn hình trên điện thoại đã trở thành hiện thực. “By 2023, 20% of U.S. enterprises will deploy a flexible earned wage access solution to improve the employee experience, engagement and retention.”(Gartner, 2019).
- Dịch covid lan tràn khắp toàn cầu kéo theo những bối cảnh mới như “Social Distancing”, “Lock Down” và “Work from home” trở thành thông dụng. Những phương thức tác nghiệp/hợp tác/quản trị cũ ngay lập tức trở nên lạc hậu. Và quan trọng hơn, cảm xúc/ứng xử/suy nghĩ/tư duy làm việc mới được hình thành. Đúng như nhận định của Schwab “Các tổ chức thành công sẽ ngày càng chuyển từ cấu trúc phân cấp tới những mô hình theo mạng luới và hợp tác. Ðộng lực làm việc sẽ ngày càng thực chất, được thúc đẩy bởi mong muốn hợp tác của nhân viên và quản lý công việc với sự chủ động, độc lập và có ý nghĩa.
- Như nhận định của Klaus Schwab “NLĐ cũng muốn cảm thấy rằng họ không chỉ đơn thuần là một phần của quá trình mà là một điều gì đó lớn hơn chính bản thân họ”. Mỗi công ty không chỉ còn một mục tiêu sinh ra lợi nhuận mà sản phẩm/dịch vụ của họ phải tạo ra được những tác động, những ảnh hưởng (tích cực) đến xã hội/cộng đồng và bởi vậy mới thu hút/giữ chân được nhân sự có năng lực. Những rào cản “truyền thống” như hạ tầng/quy trình/công nghệ để chuyển đổi Ngành không còn là giới hạn không thể vượt qua. Trên nền tảng khách hàng bên ngoài và/hoặc năng lực cốt lõi bên trong, một tập đoàn xây dựng – bất động sản bỗng quyết định chuyển đổi thành tập đoàn về công nghệ cũng là một xu hướng nằm trong phán đoán của Schwab (5 năm trước).
Trong xu thế đó, một sản phẩm ứng dụng mang tên WeWay đã ra đời. Ứng dụng này cho phép người lao động, khi được Chủ doanh nghiệp bảo lãnh và đăng ký tham gia WeWay, có thể theo dõi và tiếp cận sử dụng lương theo ngày làm việc thực tế bất kỳ khi nào họ muốn thông qua một cú chạm trên điện thoại. Khoản ứng này sẽ không phải chịu bất kỳ lãi suất nào mà chỉ phải trả một khoản phí giao dịch rất nhỏ, 1% giá trị giao dịch. Đây được coi là một trong những sáng kiến giúp doanh nghiệp gia tăng phúc lợi cho NLĐ từ đó có thể thu hút/ giữ chân được nhân sự, thúc đẩy tuyển dụng cũng như tăng năng suất làm việc của người lao động. Định vị mình là startup nhưng mang khát vọng tạo ra tác động lớn đến cộng đồng trong tương lai, WeWay thiết lập giá trị cốt lõi “Tinh gọn, thiết thực và nhân văn”. Chúng ta đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của Doanh nghiệp như Miway, mạnh dạn dấn thân vào những lĩnh vực mới, với tinh thần dám nghĩ dám làm, gây dựng hình ảnh trí tuệ Việt Nam, phụng sự con người Việt Nam và vươn ra thế giới.
Ông Hoàng Thế Anh – Giám đốc Điều hành WeWay
Tất nhiên, mọi sự thay đổi/chuyển đổi luôn có 2 mặt song hành và làm sao để hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy tích cực là nhiệm vụ của LOÀI NGƯỜI.
Chuyện Đông, Chuyện Tây….và Doanh nghiệp mình sẽ bắt đầu “Chuyển đổi số” đây..
Bắt đầu thế nào nhỉ….
Bài viết tài trợ bởi weway.vn