Hàng Quý,Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đều có báo cáo Giám sát vĩ mô, điểm lại hoạt động kinh tế xã hội và làm rõ những xu thế phát triển mới. Trung tuần tháng 3 năm nay, tổ chức này đã công bố báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô của Việt Nam Qúy I năm 2021.Báo cáo nêu rõ,trong làn sóng COVID-19 lần thứ ba, nền kinh tế vẫn trên đà phục hồi do sản xuất công nghiệp và tăng trưởng doanh số bán lẻ tiếp tục khả quan. Tuy nhiên, lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2020, Việt Nam bị thâm hụt thương mại do xuất khẩu giảm nhẹ và nhập khẩu gia tăng. Do nhu cầu trong nước tăng cao trong dịp Tết; mặt khác, những tháng gần đây tín dụng tăng 12,0% đã đẩy lạm phát gia tăng. Do giải ngân vốn đầu tư công chậm lại, trong hai tháng đầu năm 2021, Chính phủ đã thu thêm khoảng 0,6% (y/y) thu ngân sách .Triển khai tiêm chủng vắc xin chống COVID-19 sẽ tác động tích cực đến tốc độ phục hồi kinh tế, Mặt khác, những can thiệp chính sách tài khóa và tiền tệ có thể hỗ trợ phục hồi mạnh hơn khu vực kinh tế tư nhân. Để làm rõ những xu thế này, dưới đây xin đề cập đến một số nội dung cốt lõi trong báo cáo “giám sát vĩ mô Việt Nam” Quý I năm 2021 của Ngân hàng Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam thường niên năm 2021
Phản ứng kịp thời trước dịch bệnh Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 1, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đã đưa đại dịch Covid-19 vào tầm kiểm soát. Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt (kể cả trong những ngày Tết) nhằm ngăn chặn đại dịch bùng phát từ tâm chấn Hải Dương. Với hành đông khẩn trương của Chính phủ, số trường hợp mắc mới Covid-19 đã giảm dần và những hạn chế được nới lỏng một phần kể từ nửa cuối tháng 2. Tính đến ngày 9 tháng 3 năm 2021, những đợt bùng phát mới(chủ yếu ở Hải Dương) dẫn đến 894 ca nhiễm, đưa tổng số người bị lây nhiễm trong cả nước lên 2.526 trường hợp với 35 ca tử vong.Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt mua khoảng 150 triệu liều vắc xin Astra Zeneca (Anh), Generium (Nga) và Moderna (Hoa Kỳ). Cuối tháng 2 đã nhận được 117.000 liều vắc xin đầu tiên và bắt đầu với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Dương.
Dưới tác động của đại dịch Covid-19 toàn cầu và do các nhà máy tạm ngừng hoạt động trong những ngày Tết, sản xuất công nghiệp đã bị chậm lại. Vào tháng 2 năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm tới 7,2% (y/y); nhờ nhu cầu bên ngoài tăng mạnh nên trung bình động 2 tháng đầu năm 2021vẫn tăng 8,8 % (y/y). Theo đó, sản xuất kim loại và điện tử, máy tính tiếp tục tăng 8,6 % và các sản phẩm quang học tăng 3,2 % trong tháng 2.
Theo W.B, sau khi bị chậm lại vào tháng Giêng, mặc dù sự bùng phát của dịch Covid-19 mới, song do nhu cầu tiêu dùng cao hơn vào những ngày Tết, doanh số bán lẻ trong tháng 2 năm 2021 đã tăng 0,3 % so với tháng trước(m/m) và 8,3 % (y/y). Điều này cũng cho thấy, mục tiêu ứng phó với sự bùng phát của đại dịch đã giảm thiểu sự lan tỏa về tác động tiêu cực trước các biện pháp nghiêm ngặt về hoạt động kinh tế đối với các tỉnh ngoài tâm chấn.
Sự gia tăng doanh số bán lẻ còn được thể hiện bởi doanh thu bán hàng đã tăng từ 5,4%(y/y) của tháng 1 tăng lên 10,5% (y/y) trong tháng 2 .Trong tăng trưởng ngành dịch vụ, dịch vụ ăn uống và lưu trú đạt thấp hơn 0,1% (y/y) và dịch vụ lữ hành du lịch tiếp tục suy giảm nghiêm trọng với mức giảm đến 60,8% (y/y).
Về xuất nhập khẩu; tình trạng xuất khẩu giảm nhẹ trong khi nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh, dẫn đến có nhập siêu. Trong tháng 2, xuất khẩu hàng hóa giảm 4,2% (y/y) và nhập khẩu tăng 11,8% (y/y) và lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2020,nền kinh tế đã bị nhập siêu. Trong khi hàng dệt may, giày dép và điện thoại góp phần làm giảm xuất khẩu, máy tính, các sản phẩm điện tử và quang học, máy móc, kim loại và sản phẩm kim loại và đồ nội thất duy trì được tốc độ tăng trưởng. Sở hữu nước ngoài của các nhà xuất khẩu, khu vực thống trị công nghệ cao sản xuất sản phẩm, dường như được hưởng lợi và năng động nhiều hơn với mức xuất khẩu chỉ giảm 1,0 %(y/y),trong khi khu vực doanh nghiệp trong nước giảm tới 15,1 % (y/y).
Phân tích sơ bộ về giao dịch đối tác cho thấy, xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng trong khi những nước thuộc EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản lại giảm. Sự gia tăng nhập khẩu được thúc đẩy bởi lượng nhập khẩu tăng gấp đôi từ Trung Quốc vào tháng 2 năm 2021 (y/y).Vào tháng 1 năm 2021, nhập khẩu điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử, linh kiện và máy móc chiếm 1/2 tổng số nhập khẩu từ Trung Quốc và tăng hơn 75% (y/y). Thực tế này cũng phản ánh sự phụ thuộc quá nhiều của Việt Nam về đầu vào nhập khẩu trong sản xuất và đa dạng hóa thương mại, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu dừng.
Cùng với những động thái thay đổi trong xuất nhập khẩu; dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau hai tháng chậm lại, đã hồi phục mạnh mẽ vào tháng 2 với việc thu hút trên 3,4 tỷ USD vốn FDI, cao hơn 70,4% so với tháng trước(m/m) và tăng gấp ba lần giá trị của FDI được quan sát cùng kỳ năm 2020 (y/y). Sự gia tăng thu hút nguồn vốn này trong đại dịch đã được thúc đẩy bởi đầu tư vào lĩnh vực xanh tăng 265,7% (y/y) và đầu tư mở rộng với nhiều dự án lớn tăng tới 273,0% (y/y).
Sau nhiều tháng lạm phát giảm, do giá điện tăng và nhu cầu tiêu dùng trong nước cao vào dịp Tết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,3 % (m/m) và 0,75(y/y) trong tháng Hai. Trong đó, giá thực phẩm thực sự cao hơn là 0,3 %(m/m) và 1,2% so với tháng 2 năm 2020(y/y).
Quan sát động thái vĩ mô của nền kinh tế, W.B nhận thấy, tăng trưởng tín dụng có chững lại do hoạt động kinh tế tạm dừng trong những ngày nghỉ Tết, song vẫn ở mức 12,0% (y/y) trong tháng 2, phù hợp với tỷ lệ quan sát được trong những tháng gần đây. Điều này cũng phản ánh sự phục hồi thực tế của nền kinh tế và sự phù hợp của dòng tiền theo chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo các chuyên gia phân tích, chính sách tài khóa được điều chỉnh nhẹ do doanh thu được cải thiện trong 2 tháng đầu năm, trong khi chi tiêu giảm do chậm thực hiện chương trình đầu tư công.Trong 2 tháng đầu năm 2021, Chính phủ thu 286,7 nghìn tỷ đồng, cao hơn 0,6%(y/y). Đây là lần đầu tiên tổng doanh thu của Chính phủ tăng lên kể từ khi bắt đầu khủng hoảng Covid-19. Về mặt chi, tổng chi tiêu xuống 207,3 nghìn tỷ đồng, giảm 6,0 %(y/y) với mức đầu tư công ước đạt 23,5 nghìn tỷ đồng VND, giảm 32,4% (y/y).
Năm 2021, kho bạc Nhà nước Việt Nam dự kiến vay 350 nghìn tỷ VND ở thị trường trong nước.Trong 2 tháng đầu năm, kho bạc đã vay 27 nghìn tỷ đồng chiếm 7,7% kế hoạch cả năm. Trái phiếu Chính phủ phát hành chủ yếu với kỳ hạn 10 và 15 năm. Nhờ thanh khoản dồi dào Ngân hàng tiếp tục cho vay với lãi suất thấp,
Sự triệt tiêu nhanh chóng của COVID-19 mới bùng phát vào cuối tháng 1 năm 2021 đã giúp Việt Nam duy trì triển vọng tích cực đối với phục hồi kinh tế trong năm 2021. Nhìn về phía trước, tiêm chủng vắc xin COVID-19 sẽ được triển khai trên toàn cầu và ở trong nước sẽ tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thêm nữa các biện pháp can thiệp, chính sách tài khóa và tiền tệ chính phủ ban hành có thể là việc làm cần thiết để hỗ trợ phục hồi nhu cầu của khu vực kinh tế tư nhân.
Trung Đức (Tổng hợp theo Vietnam Macro Monitoring của W.B tháng 3 năm 2021)
Địa chỉ liên lạc Lê Thành Ý 19b/668 Đường Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ Hà Nội
Mob 0829848231; Email Lethanhy 05@gmail.com