Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các vùng miền

Đăng bởi Duy Tuyên

03/11/2020 21:42

Sáng 2/11, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức bế mạc sự kiện kết nối sản phẩm OCOP và đặc sản các vùng miền gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và hoạt động thiện nguyện hướng về miền Trung.

Sự kiện giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã diễn ra từ ngày 30/10 - 2/11 tại Khu sân khấu phố Trịnh Công Sơn (Quận Tây Hồ, Hà Nội). Sự kiện có mục đích trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, thành phố Hà Nội, các địa phương trong nước nhằm kết nối giao thương các sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, đơn vị kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, đơn vị kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng Online... để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Bế mạc sự kiện, nhiều cá nhân, tập thể ủng hộ

Bế mạc sự kiện, nhiều cá nhân, tập thể ủng hộ

Tham gia sự kiện có gần 1.000 sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP, trên 2000 sản phẩm đặc sản vùng miền tiềm năng tham Chương trình OCOP. Có thể nói đây là sự kiện có quy mô lớn nhất được tổ chức bài bản tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Đặc biệt, trong sự kiện lần này, hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TW và thành phố Hà Nội. BTC phối hợp với Hội Sinh Vật Cảnh Hà Nội và các tổ chức, cá nhân tổ chức chương trình thiện nguyện“Hướng về miền Trung và Biển đảo" triển khai các hoạt động thiện nguyện, quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung và biển đảo bị ảnh hưởng lũ lụt, đã có rất nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nhân, nghệ nhân, chủ nhà vườn, cũng như những mạnh thường quân, nhà hảo tâm chung tay ủng hộ vật chất và tinh thần để kịp thời cùng các ngành, các cấp hỗ trợ đồng bào miền Trung và biển đảo khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.

Trong thời gian 5 ngày diễn ra sự kiện, các tập thể, cá nhân, cán bộ và nhân dân đến tham dự sự kiện cũng đã ủng hộ bằng tiền mặt và có 4 chủ thể tham gia sự kiện đăng ký ủng hộ tiền bán hàng trong 5 ngày diễn ra dự kiện với tổng kinh phí Ban tổ chức kiểm kê được với số tiền là 27,783 triệu đồng. Đến nay, Ban tổ chức đã nhận được sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm ủng hộ đồng bào miền Trung và biển đảo bị ảnh hưởng mưa lũ với tổng số tiền là 1.193,354 triệu đồng. Trong đó, ủng hộ chiến sỹ, nhân dân biển đảo Trường Sa là 460 triệu đồng (số tiền này các nhà hảo tâm đã trao trực tiếp cho đồng chí Đại tá Lê Đình Hải chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa - Khánh Hòa tại sự kiện) và Ủy ban hợp tác liên Chính phủ Việt Nam- Liên Bang Nga (Ban 8) cũng đã đăng ký tặng 10 căn nhà chống lũ; Các đơn vị đã đăng ký hỗ trợ cam kết sẽ chuyên thăng tiên đầu giá sản phẩm và nông sản, vật tư thiết yếu tới huyện đảo Trường Sa trong thời gian sớm nhất.

Số tiền ủng hộ đồng bảo miền Trung bị ảnh hưởng mưa lũ là 733,354 triệu đồng. Có nhiều nhà nhà hảo tâm đăng ký ủng hộ nông sản, vật phẩm tặng nhân dân miền Trung nhưng do điều kiện BTC chưa kịp bố trí đi vào ủng hộ đồng bào miền Trung nên đã gửi lại chủ thể bán giúp hàng và hỗ trợ trực tiếp cho các tỉnh miền Trung hoặc thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hoặc BTC.

Phát biểu báo cáo bế mạc, bà Hoàng Thị Huyền, Phó Chánh Văn phòng Chuyên trách, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: "Mặc dù thời gian tổ chức sự kiện chịu nhiều ảnh hưởng xấu của thời tiết như mưa bão ở miền Trung, gió mùa gây mưa, rét kéo dài ở miền Bắc tuy nhiên Sự kiện vẫn nhận được sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của Doanh nghiệp và người dân. Trung bình có khoảng trên 3 vạn lượt khách hàng đến tham quan mua sắm, trong số đó có rất nhiều khách hàng là người nước ngoài.

Các hoạt động thiện nguyện, quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung và biển đảo bị ảnh hưởng lũ lụt được rất nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nhân, nghệ nhân, chủ nhà vườn, cũng như những mạnh thường quân, nhà hảo tâm chung tay ủng hộ vật chất và tinh thần để kịp thời cùng các ngành, các cấp hỗ đồng bào miền Trung và biển đảo khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, sau thành công của 3 lần tổ chức, từ ngày 10/12 - 14/12/2020 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND TP Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm TP Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai tổ chức sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh khu vực Nam Bộ cũng sẽ được TP tổ chức nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP của Hà Nội, tăng cường kết nối giao thương với các tỉnh, thành trên cả nước.

Duy Tuyên
Bạn đang đọc bài viết "Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các vùng miền" tại chuyên mục Nông thôn mới - sản phẩm OCOP. Cảm ơn Quý vị đã tìm hiểu những thông tin tư liệu tham khảo về: Tin tức hoạt động của VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG về Khoa học, Kỹ thuật, Hợp tác đầu tư, Dự án, Tri thức, Thời đại, Sản phẩm dịch vụ KHKT do Viện phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://kinhtevadautu.vn/ theo Điều lệ Viện và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.