Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay hiện được thu mua với mức 56.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu ở mức 55.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu ở mức 56.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu ở mức 58.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu được thu mua với mức 57.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Ảnh minh họa nguồn internet
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 11/2020 đạt 10.037 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 25,52 triệu USD, đưa xuất khẩu hạt tiêu 10,5 tháng đầu năm 2020 lên đạt 251.774 tấn tiêu các loại với giá trị kim ngạch 568,51 triệu USD, giảm 2,46% về lượng và giảm 12,87% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 2.543 USD/tấn, tăng 2,42% so với giá xuất khẩu bình quân tháng 10/2020.
Với thị trường trong nước, sau khoảng thời gian tăng "nóng", tăng liên tiếp thời gian qua thì giá tiêu bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt. Người nông dân hiện không còn nhiều hàng để đưa ra thị trường, bởi đã bán hết ngay khi thu hoạch, bán ngay khi được giá để nhanh thu hồi vốn, do cho phí sản xuất hiện quá cao.
Các chuyên gia hồ tiêu nhận định, với giá hồ tiêu như hiện nay thì nông dân vẫn chưa có lãi. Nguyên nhân chủ yếu do giá hồ tiêu xuống thấp nên người dân bỏ bê không chăm sóc, cùng với diễn biến thời tiết bất lợi nên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây hồ tiêu.
Từ thực tế trên, người dân nếu muốn mở rộng diện tích hồ tiêu thì trước hết phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc theo hướng hữu cơ, chọn vùng đất thích hợp để trồng và phải có đủ nguồn lực phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, ngành chức năng hỗ trợ người dân đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hướng bền vững gắn với khâu chế biến, thị trường tiêu thụ.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch sáng nay (giờ Việt Nam), giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ tăng 50 rupee/tạ (0,14%) lên mức 35.250 rupee/tạ.